CuCl2 + Ag2SO4 → CuSO4 + AgCl↓ | CuCl2 ra CuSO4

770

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CuCl2 + Ag2SO4 → CuSO4 + 2AgCl↓ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng. Mời các bạn đón xem:

Phương trình CuCl2 + Ag2SO4 → CuSO4 + 2AgCl↓

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    CuCl2 + Ag2SO4 → CuSO4 + 2AgCl↓

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch mất màu và tạo kết tủa AgCl kết tủa trắng.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Tính chất hóa học

- Có tính chất hóa học của muối.

Tác dụng với dung dịch bazơ:

    CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

    CuCl2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaCl2

Tác dụng với muối:

    2AgNO3 + CuCl2 → Cu(NO3)2 + 2AgCl

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch Ag2SO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuCl2.

6. Bạn có biết

- Muối Clorua (FeCl2, MgCl2, KCl ….) và axit clohidric (HCl) có thể phản ứng được với Ag2SO4 tạo kết tủa trắng.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Để loại CuSO4 lẫn trong dung dịch FeSO4, cần dùng thêm lượng dư chất nào sau đây?

A. Al.

B. Fe.

C. Zn.

D. Ni.

Đáp án B

Để loại bỏ CuSO4, ta dùng Fe vì sau khi phản ứng thì tạo ra muối FeSO4. Nếu dùng chất khác thì dù loại bỏ được CuSO4 nhưng sẽ vẫn lẫn tạp chất.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Ví dụ 2: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

A. (CuOH)2.CuCO3.

B. CuCO3.

C. Cu2O.

D. CuO.

Đáp án A

Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

(CuOH)2.CuCO3.

Ví dụ 3: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,8 gam.

B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam.

D. 4,0 gam

Đáp án D
Gọi số mol của CuO và Al2O3 lần lượt là a và b mol
=> mhỗn hợp đầu= 80a + 102b = 9,1 (1)
Khí CO chỉ phản ứng với CuO:
CuO + CO → Cu + CO2
a mol         → a mol
Hỗn hợp chất rắn sau phản ứng gồm Cu (a mol) và Al2O3 (b mol)
=> mhỗn hợp sau= 64a + 102b = 8,3 (2)
Lấy (1) trừ (2) ta có:
16a = 0,8 => a = 0,05 mol
=> mCuO= 0,05.80 = 4 gam
Ví dụ 4: Cho các mệnh đề sau
(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.
(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.
(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.
Số mô tả sai là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B
(1) đúng, do trong Cu2O thì Cu có số oxi hóa +1 trung gian giữa 0 và +2
(2) sai, CuO chỉ có tính oxi hóa.
(3) đúng
(4) đúng,
(5) sai, CuSO4 cho vào khí NH3 ẩm sẽ có phản ứng xảy ra.
Đánh giá

0

0 đánh giá