Giáo án Khan hiếm nước ngọt (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ Văn 6 Bài 8: Khan hiếm nước ngọt sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ Văn 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

KHAN HIẾM NƯỚC NGỌT

I. MỤC TIÊU 

1. Về kiến thức

- Tri thức ngữ văn (khái niệm nghị luận xã hội trình bày một ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng).

- Thực hành tiết kiệm nước

- Xác định được Từ Hán Việt, văn bản, đoạn văn.

2. Về năng lực 

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức ( ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, …) nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,…) của các văn bản nghị luận xã hội.

- Biết tiết kiệm nước trong cuộc sống hàng ngày

- Vận dụng được những hiểu biết về văn bản, đoạn văn và một số từ Hán Việt thông dụng vào đọc, viết, nói và nghe

- Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

- Trình bày được ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

3. Về phẩm chất

- Nhân ái: HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng và bảo vệ môi trường sống. Biết cảm thông, ca ngợi những hành động đẹp; lên án những hạnh động xấu. 

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Vượt lên trên hoàn cảnh, nhiệt tình tham giác công việc của tập thể về tuyền truyền, vận động mọi người xung quanh cùng nhau tiết kiệm nước.

-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước về vấn đề tiết kiềm nước. Biết không đổ lỗi cho người khác.

- Trung thực:Luôn tôn trọng lẽ phải về những vấn đề về nước; thật thà, ngay thẳng trong vấn đề lên án thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt.

- Yêu nước: HS luôn tự hào và bảo vệ thiên nhiên, con người Việt Nam khi chung tay bảo vệ nguồn nước ngọt. Tự hào về vốn từ phong phú Hán Việt của nước mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Bảng tương tác, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: HS huy động vốn hiểu biết cuộc mình để nói lên thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới

b) Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

c)Yêu cầu sản phẩm: HS trình bày cá nhân bằng miệng

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Chiếu hình ảnh

- HS : quan sát hình ảnh các bức tranh, qua đó em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề nước ngọt hiện nay?

Giáo án Khan hiếm nước ngọt (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 1)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời theo quan điểm cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt  trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-GV:  Nếu như ngày  5/6 hàng năm là ngày môi trường thế giới thì ngày 22/3 hàng năm chính là ngày nước thế giới. Đến năm 2021, ngày nước thế giới đã lấy chủ đề “ giá trị của nước”  nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên nước; giá trị của nước về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội; giải pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước trước các áp lực do gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và biến đổi khí hậu. Và điều đó được thể hiện như thế nào thì chúng ta cùng nhau đi vào tác phẩm ngày hôm nay. 

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu

+ Học sinh biết phân loại nguồn nước:  nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch.

+ HS nêu ra được tác dụng của nước ngọt

+ HS chỉ ra những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước.

+ HS có những giải pháp và liên hệ bản thân.

b) Phương thức thực hiện: pp giải quyết vấn đề, pp dạy học nhóm

c) Yêu cầu sản phẩm: Trình bày cá nhân, nhóm, phiếu học tập...

d) Tổ chức thực hiện:  thời gian 30p

Hoạt động của giáo viên – học sinh

  1. Tìm hiểu chung

Hoạt động : Tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: HS xác định được thông tin văn bản, thể loại văn bản.

b. Phương thức thực hiện: Kĩ thuật khăn trải bàn

c. Yêu cầu sản phẩm: HS trình bày qua  sản phẩm nhóm,  thực hiện được nhiệm vụ vào vở ghi của mình.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

  • Gv: Theo thông tin văn bản em hãy nêu tên tác giả ; nguồn gốc và bố cục của tác phẩm

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

  • HS: triển khai nhiệm vụ, thực hiện cá nhân vào vở ghi.

  • Nhiệm vụ: 

+ HS xác định  thông tin và bố cục của văn bản.

+ Phương pháp: giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lí vấn đề

+ Thời gian: 3p

+HS làm việc cá nhân

+ HS thống nhất kết quả đưa ra ý kiến chung.

     Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

+ Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết  quả; nhóm khác nhận xét, tương tác nhóm bạn.

     Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. 

          + GV nhận xét, tuyên dương 

+GV định hướng kiến thức, HS tự xác định thông tin ghi vào vở.

       * Phương pháp đóng vai

-Mục tiêu: HS giải thích những từ khó trong văn bản.

-Phương pháp: PP đóng vai

-Thời gian: 1p

-Các bước thực hiện:

+HS: 2 HS, 1 HS là Cù Trọng Xoay, 1HS là người trả lời

+ HS sẽ hỏi nhanh, đáp lẹ 4 từ khóa mà người hỏi đưa ra.

+ HS củng cố kiến thức cho bản thân qua pp đóng vai.




  1. Tác giả: theo Trịnh Văn
  2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Báo nhân dân, số ra 15/06/2003

* Thể loại: Văn nghị luận.

* Bố cục:

- Phần 1: nội dung 1: Nêu thực trạng khan hiếm nước ngọt.

- Phần 2: nội dung 2:  Nguyên nhân  + hậu quả của việc khan hiếm nước ngọt.

Phần3: nội dung 3: Nếu quan điểm và giải pháp của việc khan hiếm nước ngọt.






















* Giải thích từ khó

-Nước: là một phân tử gọi là H2O chứa hai nguyên tử hydro và một nguyên tử ôxy. Đó là một chất lỏng trong suốt, không mùi mà bạn có thể tìm thấy trong hồ, sông ngòi và đại dương.

-Nước mặn: 

+ là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.

+ Là nước bị nhiễm mặn và không sử dụng được trong sinh hoạt.

-Nước ngọt: hay  được gọi là nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là natri clorua (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối.

-Nước sạch: là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch phải bảo đảm 14 chỉ tiêu, trong đó các tiêu chí về: Nitrat, clorua, asen, sắt, chì, mangan, thủy ngân,... theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Hoạt động: Đọc - hiểu văn bản

  1. Đọc - hiểu văn bản

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: TỔ CHỨC HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN PHÓNG VIÊN NHỎ ĐIỀU TRA “ KHAN HIẾM NƯỚC NGỌT

  1. Môn phối hợp:Hóa học, Địa lí, Giáo dục công dân

  2. Nội dung kiến thức

HS nêu ra được tác dụng của nước ngọt

+ HS chỉ ra những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước.

+ HS có những giải pháp và liên hệ bản thân.

  1. Yêu cầu cần đạt

  • Từ văn bản “ Khan hiếm nước ngọt”, thông tin HS thu tập được qua kênh internet, sách báo, phỏng vấn ... từ đó HS xác định được vấn đề nghiêm trọng của việc khan hiếm nước ngọt. Qua đó xác định được nguyên nhân, hậu quả của việc khan hiếm nước ngọt.

  • Qua kiến thức đã tìm hiểu từ văn bản, nguồn tư liệu, HS nêu ra được  biện pháp giải quyết vấn đề của tác giả  đồng thời qua đó liên hệ với chính bản thân mình.

  • HS xác định được  hành động của bản thân mình trong cuộc sống hàng ngày đối với việc tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước và lên án phê bình những hành vi lãng phí, gây phá hoại nguồn nước ngọt.

  • HS phát triển năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo,  năng lực CNTT…

  • Phát triển năng lực ngôn ngữ ( đọc hiểu nội dung, viết được văn bản nghị luận); năng lực văn học (kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận)

  1. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

- GV:  chia  lớp thành 4 nhóm

+ NHóm 1: Nghiên cứu về thực trạng khan hiếm nước ngọt.

  •  Văn bản “Khan hiếm nước ngọt đề cập đến vấn đề gì?

  • Vấn đề đó được khái quát ở phần nào?

  • Tến văn bản và vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan như thế nào? 

  • Nước ngọt có những tác dụng gì đối với chúng ta?

              LƯU Ý: Sử dụng tranh ảnh trình chiếu thuyết trình kèm theo clip phỏng vấn về thực trạng của vấn đề (đảm bảo thông tin tác giả đã đưa ra và lồng ghép tư liệu nhóm đã thu tập được)

+ Nhóm 2: Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc khan hiếm nước ngọt

               ? Sử dụng tranh ảnh trình chiếu thuyết trình về nguyên nhân dẫn đến việc khan hiếm nước ngọt( đảm bảo thông tin tác giả đã đưa ra và lồng ghép tư liệu nhóm đã thu tập được)

+ Nhóm 3: Nghiên cứu tác hại của việc khan hiếm nước ngọt mang lại

             ? Sử dụng tranh ảnh trình chiếu thuyết trình kèm theo clip về tác hại của việc khan hiếm nước ngọt (đảm bảo thông tin tác giả đã đưa ra và lồng ghép tư liệu nhóm đã thu tập được)

+ Nhóm 4: Xây dựng phương án phòng chống việc khan hiếm nước ngọt.

  ?Trình bày nhanh những giải pháp tác giả đề xuất bằng các hình ảnh máy chiếu và đề xuất giải pháp bổ sung theo ý tưởng của nhóm mình, đóng vai tuyên truyền (sử dụng tranh vẽ tuyên truyền)

+ GV hỗ trợ hs về CNNT khi HS gặp khó khăn

  • Dự kiến hệ thống câu hỏi

? Thực trạng của việc khan hiếm nước ngọt.

? Nguyên nhân dẫn đến việc khan hiếm nước ngọt?

? Từ kiến thức của văn bản “Khan hiến nước ngọt”  thông tin  đã thu thập em có suy nghĩ như thế nào về tác hại của việc khan hiếm nước ngọt? Qua đây, tác giả đã có giải pháp như thế nào  em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? Em cần làm gì đề đẩy lùi việc khan hiếm nước ngọt như hiện nay?

  1. Tiêu chí đánh giá 

Tiêu chí đánh giá

Điểm (thang điểm 100)

  1. Thời gian trình bày (10đ)

 
  1. Thái độ và tinh thần đoàn kết (10đ)

 
  1. Nội dung kiến thức (20đ)

 
  1. Kĩ năng thuyết trình (10đ)

 
  1. Kĩ năng xử lí thông tin (10đ)

 
  1. Kĩ năng xử lí vấn đề trong tương tác (10đ)

 
  1. Tính khả thi trong phương pháp phòng trống (10đ)

 
  1. Tính sáng tạo (10đ)

 
  1. Thu thập nội dung thông tin qua các nhóm để hoàn thiện nội dung yêu cầu của bài học  (10đ)

 

Tổng điểm

 

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều Bài 8: Khan hiếm nước ngọt.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Giáo án Khan hiếm nước ngọt

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 54, 55

Giáo án Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Giáo án Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Để mua Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá