Khan hiếm nước ngọt: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý

Tải xuống 3 12.9 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 6 tài liệu tác giả tác phẩm Khan hiếm nước ngọt thuộc bộ sách Cánh diều hay nhất, gồm 3 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Khan hiếm nước ngọt Ngữ văn lớp 6.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu tác phẩm Khan hiếm nước ngọt – Cánh diều Ngữ văn lớp 6:

 Khan hiếm nước ngọt: tác giả, bố cục, tóm tắt nội dung chính, dàn ý (ảnh 1)

Tác giả tác phẩm Khan hiếm nước ngọt - Ngữ văn lớp 6

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: 

- Báo chí

2. Xuất xứ:

- Theo báo Nhân Dân (2003).

Khan hiếm nước ngọt - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Ngữ văn lớp 6 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt: 

Nước ngọt đang dần khan hiếm vì nhiều lí do. Thứ nhất là nước sạch cho con người và động vật, thực vật có thể dùng được không phải nguồn nước bao la từ đại dương. Thứ hai là lượng nước dùng trong sinh hoạt của con người quá lớn. Thứ ba là do nguồn nước ngầm phân bố không đồng đều. Vì vậy con người cần sử dụng nước một cách hợp lí, tiết kiệm.

5. Bố cục: 

- Phần 1: Nêu vấn đề về khan hiếm nước ngọt

- Phần 2: Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

- Phần 3: Bài học nhận thức của con người

6. Giá trị nội dung: 

- Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nêu vấn đề khan hiếm nước ngọt

- Đưa ra nhận định sai lầm: Bề mặt Trái Đất mênh mông là nước với đại dương bao quanh, sông ngòi chằng chịt, các hồ nằm sâu trong đất liền.

→ Khẳng định suy nghĩ sai lầm nếu tin rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước.

- Đưa ra nhận định của bản thân: 

+ Phân biệt nước ngọt, nước mặn. 

+ Nước ngọt trên hành tinh còn lại hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người chỉ có thể khai thác ở sông, suối, đầm, ao... 

→ Khẳng định sự không vô tận.

2. Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

- Thực trạng: 

+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt.

+ Chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, bà con phải đi xa vài ba cây số lấy nước.

- Nguyên nhân:

+  Nước ngọt trên hành tinh hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người làm ô nhiễm: rác thải, chất độc đổ thẳng xuống sông suối.

+ Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho nhu cầu của mình.

+ Nguồn nước ngọt phân bố không đều, vấn đề khai thác khó khăn, tốn kém.

- Hậu quả:

+ Khó khăn trong sinh hoạt của người dân.

+ Đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi nếu thiếu nước.

+ Muốn có nước sạch, hợp vệ sinh dùng rất tốn kém.

3. Bài học nhận thức cho con người

- Khai thác nguồn nước ngọt tự nhiên.

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống