C2H2 ra CH3CHO | C2H2 + H2O → CH3CHO

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình C2H2 + H2O → CH3CHO gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình C2H2 + H2O → CH3CHO

1. Phương trình phản ứng hóa học          

            C2H2 + H2O → CH3CHO

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Sục khí axetilen vào nước đun nóng có xúc tác HgSO4 trong môi trường axit thì thấy có khí có mùi xốc thoát ra.

- Xúc tác: HgSO4, H2SO4

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: 80°C

- Xúc tác: Hg2+

- Dung môi: H2SO4

4. Tính chất hóa học

4.1. Tính chất hóa học của C2H2

a. Phản ứng cộng

Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)

  • Cộng brom

CH ≡ CH + Br - Br → Br-CH = CH - Br

  • Cộng clo

C2H2+ Cl2 → C2H2Cl2

  • Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)

C2H2 + H2→ C2H6

Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken

Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau

C2H2 + H2 → C2H4

  • Phản ứng cộng axit

C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)

  • Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa

C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)

b. Phản ứng oxi hóa

Etilen cháy hoàn toàn tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:

C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O

4.2. Tính chất hóa học của H2O

a. Nước tác dụng với kim loại

Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca.. tạo thành bazo và khí H2.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

b. Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ tím hóa xanh.

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c. Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

5. Cách thực hiện phản ứng

- Sục khí axetilen vào nước đun nóng có xúc tác HgSO4 trong môi trường axit.

6. Bạn có biết

- Phản ứng trên là phản ứng hidrat hóa.

- H2O được cộng vào tuân theo quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop.

7. Bài tập liên quan

Câu 1. Dẫn m gam hỗn hợp gồm metan và etilen đi qua dung dịch nước brom thì thấy lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam. Khí bay ra được đốt cháy hoàn toàn và dẫn sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 2,2 gam

B. 5 gam

C. 3,8 gam

D. 2,8 gam

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Số mol nCO2 = nBaCO3 = 29,55/197 = 0,15 mol

nBr2 = 8/160 = 0,05 mol

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

0,05 0,05

⇒ nCH4 + 2nC2H4 = nCO2

⇔ nCH4 + 0,05.2 = 0,15 (mol) ⇒ nCH4 = 0,05 (mol)

mkhi = mCH4 + mC2H4 ⇔ mkhi = 0,05.16 + 0,05.28 = 2,2 (g)

Câu 2. Trong điều kiên thích hợp, axetilen có thể tác dụng được với các chất dãy nào sau đây

A. H2, Br2, dung dịch H2SO4

B. H2, H2O, Br2, HCl

C. H2, H2O, Br2, HBr, dung dịch NaOH

D. H2, H2O, Br2, dung dịch H2SO4

Lời giải:

Đáp án:

Câu 3. Trong phòng thí nghiệm axetilen được điều chế từ đất đèn, thành phần chính của đất đèn là:

A. Al4C3.

B. Ca2C.

C. CaC2.

D. CaO.

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phòng Cthí nghiệm axetilen được điều chế từ đất đèn, thành phần chính của đất đèn là: CaC2.

Trong phòng thí nghiệm axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua (thành phần chính của đất đèn) phản ứng với nước.

CaC2 + 2H2O → C2H2+ Ca(OH)2

Câu 4. Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

A. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3+ H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

B. 2CH3CHO + 5O2→ 4CO2 + 4H2O.

C. CH3CHO + Br2+ H2O → CH3COOH + 2HBr.

D. CH3CHO + H2→ CH3CH2OH.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 5. Cho các nhận định sau:

(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và Zn kim loại.

(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.

(c) Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenoltalein.

(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Chọn đáp án D(a) Đúng:

CH3COOH + CH3OH ⇄ CH3COOCH3 + H2O

CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3

2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2

(b) Đúng vì Glyxin có pH = 7 và metylamin có pH > 7.

(c) Sai vì Glu có pH < 7 nên không làm đổi màu phenolphtalein.

(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2và CH3OH).

⇒ (a) và (b ) đúng

Câu 6. Axetilen có tính chất vật lý

A. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

C. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí .

D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Axetilen có tính chất vật lý

B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

Câu 7. Cấu tạo phân tử axetilen gồm

A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.

B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

C. một liên kết ba và một liên kết đôi.

D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 8. Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.

B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.

C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.

D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 9. Phản ứng nào trong các phản ứng sau không tạo ra axetilen?

A. Ag2C2 + HCl →

B. CH4 \overset{1500^{\circ } C}{\rightarrow}

C. Al4C3 + H2O→

D. CaC2 + H2O→

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Ag2C2 + 2HCl → C2H2 + 2AgCl

2CH4 → C2H2↑+ H2

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3↓ + 3CH4

CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

Câu 10. Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O (xúc tác HgSO4, thu được sản phẩm hữu cơ là:

A. C2H4(OH)2

B. CH3CHO

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 11. Cho một loại đất đèn chứa 80% CaC2 nguyên chất vào một lượng nước dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng đất đèn đem dùng là:

A. 12,8 gam

B. 10,24 gam

C. 16 gam

D. 17,6 gam

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Số mol etilen là: nC2H2 = 4,48 / 22,4 = 0,2 (mol)

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

0,2               0,2

mCaC2 = 0,2 * 64 = 12,8 (gam)

mđất đèn = 12,8 / 80.100 = 16 (gam)

Câu 12. Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?

A. 2.

B. 4

C. 3.

D. 1.

Lời giải:

Đáp án C

Có 3 công thức thỏa mãn :

CH≡C – CH2 – CH2 – CH3

CH3 – C≡C – CH2 – CH3

CH≡C – CH(CH3) – CH3

Câu 13. X là hidrocacbon mạch hở, phân nhánh, có công thức phân tử C5H8. Biết X có khả năng làm mất màu nước brom và tham gia phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3. Tên của X theo IUPAC là :

A. 2-metylbut-3-in

B. 3-metylbut-1-in

C. 2-metylbuta-1,3-dien

D. pent-1-in

Lời giải:

Đáp án B

X phản ứng với AgNO3/NH3 → có nối 3 đầu mạch

→ X là CH≡C-CH(CH3)2 (3-metylbut-1-in)

Câu 14. Hidrat hóa có xúc tác 3,36 lit C2H2(dktc) thu được hỗn hợp A (hiệu suất phản ứng 60%). Cho hỗn hợp A tác dụng với AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 48,24

B.33,84

C.14,4

D.19,44

Lời giải:

Đáp án B

nC2H2=0,15mol

C2H2 + H2O to,xt CH3CHO

nCH3CHO=0,15.60100=0,09molnC2H2(du)=0,150,09=0,06mol

C2H2 AgNO3/NH3 Ag2C2 

CH3CHO AgNO3/NH3 2Ag ↓

Câu 15. Dẫn hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 28,8 gam kết tủa và thấy có 2,912 lít khí (đo ở đktc) thoát ra. Phần trăm khối lượng của axetilen trong X là

A. 53,85%.

B. 46,15%.

C. 50,15%.

D. 49,85%.

Lời giải:

Đáp án B

Chỉ có C2H2 phản ứng tạo Ag2C2

nC2H4=2,91222,4=0,13mol

nC2H2=nAg2C2=28,8240=0,12mol

%mC2H2=0,12.260,12.26+0,13.28.100%=46,15%

Câu 16. Hỗn hợp X gồm 2 ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X trên thu được 0,17 mol CO2. Mặt khác cứ 0,05 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch AgNO3 0,1M trong dung dịch NH3. Hỗn hợp X là :

A. axetien, but - 1 - in

B. axetilen, propin

C. propin, but - 1 - in

D. propin, but - 2 - in

Lời giải:

Đáp án D

Số C trung bình 2 ankin = 0,170,05=3,4

 nAgNO3<nX Trong X có 1 ankin không phản ứng với AgNO3

Dựa vào đáp án → Chỉ có đáp án D thỏa mãn vì but – 2 – in không phản ứng với AgNO3

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Ankin và hợp chất:

Đánh giá

0

0 đánh giá