Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ Văn 6 Bài 4: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ Văn 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

THÁNH GIÓNG – TƯỢNG ĐÀI VĨNH CỬU CỦA LÒNG YÊU NƯỚC

                                   (Nguyễn Mạnh Nhị)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: 

- Tri thức văn nghị luận văn học

- Ý kiến nghị luận, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Nhan đề, nội dung, đề tài của bài viết

- Tóm tắt được văn bản nghị luận để nắm được ý chính của văn bản

2. Về năng lực:

- Nhận biết được nhan đề đề cập đến nội dung, đề bài

- Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản.

- Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Trình bày được mối quan hệ giữa ý kiến lí lẽ, bằng chứng dưới dạng sơ đồ

- Nhận ra được ý nghĩa vấn đề đặt ra trong văn bản 

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

  • Mục tiêu: HS kết nối kiến thức đã học vào nội dung của bài học.

  • Nội dung

-  GV hỏi, HS trả lời.

Tổ chức thực hiện

Dự kiến sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 1)Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 2)Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 3)

Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 4)Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 5)Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 6)

Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 7)Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 8)Giáo án Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 6 (ảnh 9)

-GV cho HS quan sát tranh minh họa và trả lời các câu hỏi:

?Hình ảnh minh họa cho truyện nào đã học?

?Kể lại các sự kiện chính trong truyện?

?Nêu ấn tượng của em về một sự kiện mà em thấy ấn tượng nhất? Lí giải vì sao

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Quan sát tranh minh họa, suy nghĩ cá nhân, trả lời câu hỏi

GV: Quan sát HS, khuyến khích, hỗ trợ (nếu cần)

B3: Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu 2 – 3 HS trả lời

- Học sinh trả lời câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

  • GV nhận xét, dẫn vào bài.

* Hình ảnh minh họa cho truyền thuyết Thánh Gióng

* Các sự kiện chính

- Sự ra đời của Thánh Gióng

- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc

- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc.

- Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

(HS lựa chọn 1 sự kiện trong truyện bản thân ấn tượng nhất và lí giải)



2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

I. TÌM HIỂU CHUNG

Mục tiêu: Giúp HS

- Nêu được những nét chung về tác giả Bùi Mạnh Nhị và văn bản Thánh Gióng – tượng đài bất tử về lòng yêu nước (Thể loại, xuất xứ, bố cục…)

Nội dung

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin, suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và sử dụng KT đặt câu hỏi

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm 

B 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

(Chuyển giao phiếu học tập số 1 cho HS chuẩn bị ở nhà)

-Yêu cầu HS tạo nhóm cặp, sưu tầm tư liệu, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 

số 1

            PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

   1.Tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về tác giả của văn bản      

   ………………………………………………………………………………………..

   ………………………………………………………………………………………..

   ………………………………………………………………………………………..

   ………………………………………………………………………………………..

  2. Nêu cách đọc văn bản và đọc minh họa 1 đoạn .

  3.Giải thích từ khó:  

  4. Xác định thể loại văn bản

…………………………………………………………

  5. Bố cục văn bản ?



B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi, thống nhất các nội dung trong phiếu học tập. 

GV hỗ trợ HS (nếu cần)

B3: Báo cáo, thảo luận

-2 HS báo cáo trước lớp

-HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung,…

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS. 

- Chốt kiến thức lên MC và chuyển dẫn vào mục sau.

1.Tác giả

Bùi Mạnh Nhị (1955)

Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Nam Định.

Vị trí: Là Nhà giáo Ưu tú; Từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

2.Tác phẩm

a) Xuất xứ: Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường (2012).

b) Thể loại

- Văn nghị luận văn học 

c) Bố cục

- 5 phần

+ Phần 1: Đoạn 1

-> Nêu vấn đề: Thánh Gióng - bức tượng đài bất tử về lòng yêu nước

+Phần 2: Đoạn 2

 =>Gióng ra đời kì là

+ Phần 3: Đoạn 3

->Gióng lớn lên cũng kì lạ

 Phần 4: Đoạn 4

=>Gióng vươn vai ra trận đánh giặc.

Phần 5: Đoạn 5

=>Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại   .

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

  1. Vấn đề nghị luận

Mục tiêu: Giúp HS: Tìm ra được ý kiến, vấn đề nghị luận trong bài

Nội dung

- Hs đọc SGK, trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập

- GV hướng dẫn HS (nếu cần)

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Ở bài trước các em đã được học hai văn bản nghị luận văn học. Theo các em khi đọc hiểu một văn bản nghị luận văn học ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nào? 









-GV : Giao phiếu học tập số 2 cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Cho HS thảo luận thống nhất ý kiến. (2’)


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:

Đọc văn bản và xác định vấn đề nghị luận

1. Văn bản viết về vấn đề gì?

2.Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào?

3.Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?

4. Qua văn bản em hiểu truyện Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?


B2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận thống nhất câu trả lời

B3: Báo cáo, thảo luận

 -2 HS trong nhóm đôi cùng báo cáo trước lớp

-HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét,bổ sung (nếu cần) 

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức lên màn hình.

- Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học

-Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định. Ý kiến của văn bản nghị luận  thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.

- Lí lẽ: là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết, người nói.

-Bằng chứng: là những minh chứng làm rõ lí lẽ.

=> Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.



*Dự kiến sản phẩm

- Vấn đề nghị luận: Thánh Gióng là tác phẩm tiêu biểu thuộc chủ đề yêu nước trong văn học.

-Vấn đề được nêu ở nhan đề và được khái quát lại ở đoạn đầu văn bản.

-Cách nêu vấn đề: đi từ khái quát đến cụ thể

- Truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: lưu giữ, giúp người dân tin vào truyền thống yêu nước của nhân dân ta

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 9 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều Bài 4: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 78, 79

Giáo án Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Giáo án Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề

Giáo án Kiến thức ngữ văn trang 89, 90

Để mua Giáo án Ngữ Văn 6 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá