30 câu Trắc nghiệm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước lớp 6 - Cánh diều

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước sách Cánh diều. Bài viết gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Ngữ văn 6.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

D.8. Vài nét về tác giả Bùi Mạnh Nhị

Câu 1. Học vị của tác giả Bùi Mạnh Nhị là?

A. Thạc sĩ

B. Tiến sĩ

C. Cử nhân

Đáp án: B

Giải thích:

- Học vị của tác giả Bùi Mạnh Nhị là Tiến sĩ khoa học

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Bùi Mạnh Nhị?

A. Sen tháp Mười

B. Bài thơ không năm tháng

C. Phương ngôn Việt Nam

D. Nỗi oan hại chồng

Đáp án: B

Giải thích:

Bài thơ không năm tháng – Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu 3. Tác phẩm Sen Tháp Mười cuả Bùi Mạnh Nhị sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1977

B. 1978

C. 1979

D. 1980

Đáp án: D

Giải thích:

Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về chủ tịch Hồ Chí Minh).

Câu 4. Tác phẩm Phương ngôn Việt Nam của Bùi Mạnh Nhị thuộc thể loại nào?

A. Thơ

B. Truyện

C. 

D. Luận văn

Đáp án: D

Giải thích:

Phương ngôn Việt Nam (Luận văn cao học) – Bùi Mạnh Nhị

Câu 5. Bùi Mạnh Nhị được trao tặng danh hiệu nào?

Chọn đáp án không đúng:

A. Nhà giáo Ưu tú

B. Huân chương lao động hạng nhất

C. Nhà giáo Nhân dân

Đáp án: C

Giải thích:

Giải thưởng:

- Nhà giáo Ưu tú

- Huân chương lao động hạng nhất.

Câu 6. Bùi Mạnh Nhị sinh năm bao nhiêu?

A. 1955

B. 1956

C. 1957

D. 1958

Đáp án: A

Giải thích:

Bùi Mạnh Nhi sinh năm 1955.

Câu 7. Bùi Mạnh Nhị quê ở đâu?

A. Hà Tĩnh

B. Nam Định

C. Nghệ An

D. Quảng Bình

Đáp án: B

Giải thích:

Quê hương: Nam Định

Câu 8. Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường đại học nào dưới đây?

A. Đại học Sư phạm Hà Nội

B. Đại học Hà Nội

C. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

D. Đại học Giáo dục

Đáp án: C

Giải thích:

Bùi Mạnh Nhị là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 9. Nội dung sau về tác giả Bùi Mạnh Nhị đúng hay sai?

“Ông còn là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Bùi Mạnh Nhị còn là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam

Câu 10. Học hàm của tác giả Bùi Mạnh Nhị là?

A. Giáo sư

B. Phó giáo sư

C. Thạc sĩ

D. Cử nhân

Đáp án: B

Giải thích:

- Học hàm của tác giả Bùi Mạnh Nhị là Phó giáo sư.

D.9. Tìm hiểu chung Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Câu 1. Tác phẩm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước của tác giả nào?

A. Phan Trọng Luận

B. Nguyễn Đình Thi

C. Bùi Mạnh Nhị

D. Nguyễn Đức Mậu

Đáp án: C

Giải thích:

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  –  Bùi Mạnh Nhị

Câu 2. Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  được trích từ đâu?

A. Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường

B. Người chiến sĩ

C. Dòng sông trong xanh

D. Đất nước

Đáp án: A

Giải thích:

Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam.

Câu 3. Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước thuộc thể loại nào?
A. Văn nghị luận

B. Văn thuyết minh

C. Văn biểu cảm

D. Văn miêu tả

Đáp án: A

Giải thích:

Thể loại: văn nghị luận.

Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là phương thức tự sự. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

- Sai

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

“Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất cho chủ đề này”.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

A. Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

B. Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

C. Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

D. Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chính: Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

      Mẹ gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai; lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thường thấy trong truyện cổ dân gian. […] Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

A. Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

B. Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

C. Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

D. Chứng minh vấn đề Gióng ra đời kì lạ

Đáp án: D

Giải thích:

Nội dung chính: Chứng minh vấn đề Gióng ra đời kì lạ

Câu 7.  Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

      Ba năm, gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường. […] Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

A. Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

B. Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

C. Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

D. Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung chính: Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

Câu 8. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Giặc đến. Thế nước rất nguy. Chú bé Gióng đã vươn vai đứng dậy, biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến mô típ truyền thống của truyện cổ dân gian.[…] Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

A. Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

B. Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

C. Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

D. Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung chính: Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

Câu 9. Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

      “Dẹp giặc tan, Gióng đến chân núi Sóc, cởi áo sắt để lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân trân trọng, yêu mến, muốn giữ mãi hình ảnh anh hùng, nên đã để cho nhân vật trở về với cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi. […] Tất cả những chứng tích ấy như những viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng, như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin vào truyền thống giữ nước của dân tộc.

(Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước  - Bùi Mạnh Nhị)

A. Chứng minh vấn đề Gióng lớn lên kì lạ

B. Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

C. Chứng minh vấn đề Gióng vươn vai đánh giặc

D. Nêu vấn đề Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung chính: Chứng minh vấn đề Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

Câu 10. Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là tác phẩm tiêu biểu cho điều gì?

A. Lòng yêu nước

B. Lòng chung thủy

C. Lòng nhân ái

D. Tinh thần đoàn kết

Đáp án: A

Giải thích:

Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là tác phẩm tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc.

D.10. Phân tích chi tiết Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Câu 1. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Giải thích:

Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nghị luận về một anh hùng dân tộc, Thánh Gióng không phải là nhà văn.

Câu 2. Sắp xếp các luận điểm dưới đây cho đúng với trình tự xuất hiện trong văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước?

Gióng lớn lên kì lạ

Gióng ra đời kì lạ

Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

Đáp án: 

Thứ tự xuất hiện:

1.    Gióng ra đời kì lạ

2.    Gióng lớn lên kì lạ

3.    Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

4.    Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

Câu 3. Trong văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, để nêu ra vấn đề (ở phần 1), tác giả đã sử dụng phương thức gì?

A. Đi từ cụ thể đến khái quát.

B. Đi từ khái quát đến cụ thể.

C. Đi trực tiếp vào tác phẩm.

D. Đi từ khái quát đến cụ thể rồi lại khái quát.

Đáp án: B

Giải thích:

Tác giả đã đi từ khái quát đến cụ thể.

Câu 4. Theo tác giả văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Thánh Gióng thể hiện tập trung cho chủ đề gì?

A. Người nông dân

B. Người trí thức

C. Đánh giặc cứu nước

D. Anh hùng

Đáp án: C

Giải thích:

Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước.

Câu 5. Đâu không phải mong muốn của nhân dân khi xây dựng sự ra đời phi thường của Thánh Gióng?

A. Đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ như sự ra đời.

B. Thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật.

C. Thể hiện sự đồng cảm với nhân vật.

D. Khiến nhân vật trở nên phi thường.

Đáp án: C

Giải thích:

Thể hiện sự đồng cảm với nhân vật không phải mong muốn của nhân dân khi xây dựng sự ra đời phi thường của Thánh Gióng.

Câu 6. Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói?

A. Gọi cha mẹ

B. Đòi ăn  

C. Đòi đánh giặc

D. Đòi đi làm

Đáp án: C

Giải thích:

3 năm không nói, lần cất tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, cứu nước.

 Câu 7. Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân chứng minh cho điều gì?

A. Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.

B. Thực phẩm của Việt Nam giàu chất dinh dưỡng

C. Việt Nam là một đất nước giàu có

D. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

E. Người Việt Nam yêu trẻ con

Đáp án: A, D

Giải thích:

Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân. → Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.

Câu 8. Quang cảnh Thánh Gióng ra trận được khắc họa như thế nào?

A. Tươi tắn, tráng lệ

B. Hùng vĩ, hoành tráng

C. Đẹp đẽ, hiền từ

D. Mạnh mẽ, hào sảng

Đáp án: B

Giải thích:

Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng.

Câu 9. Tại sao nhân dân lưu giữ di tích, câu chuyện và lễ hội về Thánh Gióng?

A. Vì câu chuyện này có thật.

B. Vì muốn mọi người tin và giữ gìn truyền thống yêu nước.

C. Vì mong muốn gắn kết với thần linh.

D. Vì muốn làm phong phú thêm lễ hội ở Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Nhân dân lưu giữ di tích, câu chuyện và lễ hội về Thánh Gióng vì muốn mọi người tin và giữ gìn truyền thống yêu nước.

Câu 10. Gióng bay về trời chính là phần thưởng cao nhất mà nhân dân trao tặng người anh hùng.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

Gióng ba về trời là sự ra đi phi thường. → Sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về dấu chấm phẩy

Trắc nghiệm Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Trắc nghiệm Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

Trắc nghiệm Lý thuyết trình bày ý kiến về một vấn đề

Trắc nghiệm Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập

Trắc nghiệm Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Đánh giá

0

0 đánh giá