Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Giáo dục công dân có đáp án

2.4 K

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Giáo dục công dân gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Giáo dục công dân. Mời các bạn đón xem:

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Giáo dục công dân có đáp án

Câu 1: Người luôn thực hiện những quy định chung của cộng đồng, của các tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là người tuân thủ

A. điều ước.

B. pháp luật.

C. kỉ luật .

D. qui chế.

Lời giải:

C. Kỉ luật

Câu 2: Kể tên 20 công trình việt nam hợp tác với nước ngoài.

Lời giải:

1. Cầu Thăng Long

2. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô(Nay là bệnh viện Hữu Nghị)

3. Nhà máy thủy điện Hòa Bình

4. Tuyến đường sắt Bắc-Nam

5. Cầu hữu nghị Nhật Tân

6. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

7. Bệnh viện Hồng thập tự Liên Xô

8. Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô( Tên chính thức là Cung Lao động Văn hóa hữu nghị Việt Xô)

9. Công viên Lê-Nin(vườn hoa Chi Lăng trước đây)

10. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

11. Cầu Bãi Cháy(Quảng Ninh)

12. Đường ô tô Tân Vũ

13. Cầu Thanh Trì

14. Cầu Cần Thơ

15. Đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện

16. Đường nối Nhật Tân – Sân bay Quốc tế Nội Bài

17. Nhà ga thứ 2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

18. Cầu hữu nghị Nhật Tân

19. Khách sạn Thắng Lợi

20. Trại bò Mộc Châu

Câu 3: Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội? Nêu 3 ví dụ về hoạt động chính trị - xã hội mà em biết.

Lời giải:

- Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Một số hoạt động chính trị xã hội:

+ Phong trào Trần Quốc Toản

+ Phong trào đền ơn đáp nghĩa.

+ Chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, cô đơn, những người bị rủi ro trong chiến tranh, thiên tai.

Câu 4: Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.

Lời giải:

* Tôn trọng lẽ phải :

- Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc .

- Phê phán việc làm sai trái .

- Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý .

- Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra .

* Không tôn trọng lẽ phải :

- Làm trái quy định của pháp luật .

- Vi phạm nội quy trường học .

- Thích việc gì thì làm .

- Không dám đưa ra ý kiến của mình .

- Không muốn làm mất lòng ai, gió chiều nào che chiều ấy .

Câu 5: Hoạt động không xây dựng nếp sống văn hóa là như thế nào?

A. Tụ tập thanh niên đánh bài.

B. Làm theo những gì thầy bói phán.

C. Lấy chồng trước độ tuổi nhà nước quy định.

D. Cả A,B,C.

Lời giải:

Đáp án: D

- Hoạt động không xây dựng nếp sống văn hóa là:

+ Tụ tập thanh niên đánh bài.

+ Làm theo những gì thầy bói phán.

+ Lấy chồng trước độ tuổi nhà nước quy định.

Câu 6: xem file đính kèm (1) Bài tập tình huống GDCD 12

Lời giải:

Câu 7: Hãy phân tích và chứng minh nhận định: "Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh tập thể"?

Lời giải:

Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra hoạt động công khai; kỉ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động. Kỉ luật là điều kiên đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng cả quần chúng, là sức mạnh của một tập thể biết đoàn kết, thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả trong công việc.

Câu 8: Những việc làm thể hiện đức tính dân chủ kỉ luật là:

a) Nam luôn thực hiện đúng nội quy, quy định của lớp, của trường

b) Dũng mở nhạc xập sình vào giờ nghỉ trưa trong khu tập thể

c) Một buổi đi dã ngoại, Hạnh – lớp trưởng lớp 9A nhắc các bạn không vuets rác bừa bãi

d) Hùng phóng nhanh vượt ẩu, vượt cả đèn đỏ khi tham gia giao thông

d) Ông Bình – chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm việc có giờ giấc

Lời giải:

-Ý a. Vì: Nam đã rất tự giác trong việc thức hiện nôi quy quy định trong nhà trường.bạn luôn đi học đầy đủ và đúng giờ. Việc làm đó cho thấy Nam là một người có kỉ luật rất tốt

-Ý c. Vì: Hạnh đã thể hiện mình là mọt lớp trưởng rất gương mẫu và có ý thức. Việc giứ gìn về sinh nơi công cộng là một điều rất cần thiết thẻ hiện ý thức của một người . Việc bạn hạnh nhắc nhửo các bạn cho thấy bạn là một ng có kỉ luật

-Ý d.  Vì: Ông Bình dù là một người chức cao trọng vọng nhưng lại có tính kỉ luật vô cùng cao. Ông là tấm gương cho người cấp dưới học tập và noi theo

Câu 9: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?

A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.

B. Chôn chất thải độc hại vào đất.

C. Đốt các loại chất thải.

D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải.

Lời giải:

Đáp án: A

Lời giải: Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định là hoạt động góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 10: Em tán thành hay không tán thành với quan điểm sống tốt gỗ hơn tốt nước sơn?

Lời giải:

Em đồng ý với quan điểm “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vì:

- Giải thích câu tục ngữ

+ “gỗ”: chất lượng của đồ vật (ý chỉ phẩm chất bên trong của con người); “nước sơn”: hình thức bên ngoài.

+ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”: chất lượng bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

=> Khẳng định rằng vẻ đẹp bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ

+ Bất cứ đồ vật nào cũng nên xem xét chất lượng, đừng để vẻ bên ngoài hấp dẫn. Hình thức phải gắn liền với chất lượng.

+ Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì: Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng. Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

Câu 11: Em hãy điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực trong mỗi tình huống dưới đây thành suy nghĩ tích cực

Tình huống

Suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tích cực

1, Minh xin bố mẹ một số tiền lớn để tổ chức sinh nhật hoành tráng giống một vài bạn trong lớp. Bố meh Minh không đồng ý. Bố mẹ Minh cho rằng: Minh cần chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Sau đó, bố mẹ cho Minh một số tiền vừa đủ để mua hoa quả, bánh kẹo mời các bạn.

Bố mẹ “chặt chẽ” với mình quá! Tổ chức sinh nhật mà không bằng các bạn trong lớp thì xấu hổ lắm.

 

2. Hòa và Lê là đôi bạn thân. Hôm trước, Hòa bị một bạn trong lớp khác chê bai trên Facebook. Hòa tức giận, rủ Lê và một vài bạn khác sau giờ học cùng đi “dằn mặt” bạn đó. Nhưng Lê từ chối và khuyên Hòa không nên làm như vậy.

Lê không phải là bạn tốt! Một người bạn cần hết lòng vì bạn của mình, không nên từ chối bất cứ yêu cầu gì của bạn.

 

Lời giải:

- Tình huống 1: Vì kinh tế nhà mình chưa khá giả, với cả tổ chức một buổi sinh nhật vui vẻ bên mọi người là được.

- Tình huống 2: Lê khuyên nhủ để Hòa nhận ra điều đúng đắn, không phạm những lỗi nghiêm trọng.

Câu 12: Xử lí tình huống:

Lớp Huy tổ chức đi dã ngoại có cuộc cắm trại giữa các tổ. Huy được phân công mang bạt để dựng trại. Đêm trước ngày đi dã ngoại Huy đã bị sốt, mặc dù bạn đã chuẩn bị sẵn bạt.

Nếu là Huy, em sẽ làm thế nào để thể hiện mình là người có trách nhiệm?

Lời giải:

Cách giải 1: Nếu là Huy em sẽ gọi điện nói với cô giáo rằng mình bị sốt để cô giáo phân người tới nhà mình lấy bạt và xin lỗi cô và cả lớp vì mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cách giải 2: Nếu là Huy em sẽ gọi điện nói với cô giáo rằng mình bị sốt và xin lỗi cô và cả lớp vì mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi sáng mai nhờ bố hoặc mẹ đem bạt đến trường. 

Câu 13: Hợp tác quốc tế mang lại ý nghĩa gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em? Theo em tại sao hiện nay nước ta đã hòa bình nhưng vẫn cần tăng cường hoạt động quốc phòng, an ninh?

Lời giải:

- Ý nghĩa hợp tác quốc tế mang lại ý nghĩa gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em:

+ Hợp tác với quốc tế, đem lại ích lợi là cho cuộc sống của nhân loại ấm no, hạnh phúc, phát triển kinh tế; đối với bản thân em thì có thể quen đc nhiều bạn mới.

- Cần tăng cường hoạt động quốc phòng, an ninh, vì:

+ Các nước thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây rối, tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, lật đổ và can thiệp vũ trang.

+ Trong thời kì mở cửa, bên cạnh những mặt tích cực, ở nước ta còn có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 14: Xác định trách nhiệm của em đối với gia đình.

Lời giải:

- Trách nhiệm của em đối với gia đình:

+ Hiếu thảo, yêu thương, quan tâm, chăm sóc bố mẹ và người thân.

+ Chia sẻ khó khăn với bố mẹ và người thân.

+ Giữ gìn truyền thống gia đình

+ Thực hiện những công việc hằng ngày trong gia đình.

Câu 15: Hãy nêu ví dụ về các chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất tiêu dùng của thị trường.

Lời giải:

- Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ ăn đóng hộp. Trước kia thì thường sản xuất những đồ ăn nhanh, nhưng gần đây doanh nghiệp thấy được nhu cầu của thị trường đang quan tâm đến sức khoẻ nhiều hơn và ưa thích mặt hàng có tính bảo vệ sức khoẻ. Vì thế doanh nghiệp A đã nghiên cứu và chuyển sang sản xuất những mặt hàng tốt cho sức khoẻ như các loại hạt giàu dinh dưỡng và hoa quả sấy.

Câu 16: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Lời giải:

- Để truyền thống dân tộc được gìn giữ thì tất cả các thế hiện trẻ cần biết đến những nét đẹp văn hoá dân tộc để truyền lại cho con cháu đời sau. Vậy thế hệ trẻ cần làm những công việc như:

+ Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian.

+ Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.

+ Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.

+ Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ.

+ Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giàng chủ quyền lãnh thổ về việc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tố cáo ngay những đơn vị có hành vi xấu đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội.

+ Tìm tòi học hỏi những nét văn hoá, truyền thống của địa phương mình và trên cả nước.

+ Tìm tòi học hỏi những lịch sử của dân tộc và đất nước ta.

+ Luôn tự hào nói về văn hoá dân tộc trước bạn bè quốc tế

Câu 17: Nhân vật Mai An Tiêm trong Sự tích dưa hấy đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế nào khi làm vua cha tức giận? Trong hoàn cảnh đó, Mai An Tiêm đã thể hiện ý chí của mình ra sao?

Lời giải:

- Trong Sự tích dưa hấu, khi làm vua cha tức giận, Mai An Tiêm và gia đình của mình đã bị đày ra một hòn đảo hoang giữa biển khơi. Nhân vật Mai An Tiêm đã phải đối mặt với hoàn cảnh rất khó khăn:

+ Sống trên một hòn đảo hoang không có người, cách biệt giữa biển khơi mênh mông.

+ Chỉ có một chiếc gươm cùn để hộ thân.

+ Không có nhà cửa.

+ Dự trữ lương thực chỉ đủ cho 5 ngày đầu.

- Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, Mai An Tiêm đã dũng cảm đối mặt và khắc phục những khó khăn. Trên đảo hoang, Mai An Tiêm cùng gia đình đã vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn:

+ Dùng hang đá làm nơi che mưa, che nắng.

+ Khi hết lương thực thì đi hái quả rừng, ăn rau dại, mò cua, bắt hến.

+ Dùng đá tạo lửa, lấy cành cây nhọn đào đất tìm nước uống.

+ Khi thấy chim làm rơi hạt cây xuống bãi cát, Mai An Tiêm nghĩ rằng chim ăn được thì người cũng ăn được, Mai An Tiêm đem hạt cây trồng thử. Nhiều tháng chăm sóc, cây đã cho trái ngọt là loại quả tròn to, vỏ xanh ruột đỏ có mùi vị thơm ngon. Loại quả đó sau này người ta gọi là dưa hấu. Nhờ trồng trọt loại quả này mà gia đình Mai An Tiêm đã có cuộc sống đầy đủ trên đảo hoang và sau đó được trở về đất liền.

=> Những việc làm khi bị đày lên đảo hoang của Mai An Tiêm đã thể hiện một ý chí tự lực tự cường rất đáng khâm phục.

Câu 18: Học sinh cần làm gì để bảo vệ hoà bình?

Lời giải:

- Học sinh khi còn học trên ghế nhà trường cũng cần biết bảo vệ hoà bình qua những hành động nhỏ như:

+ Biết học hỏi điều hay, lẽ phải từ người khác.

+ Chung sống hoà đồng, khoan dung với mọi người xung quanh.

+ Khi xảy ra xích mích cần biết bình tĩnh trao đổi giải quyết không gây gổ.

+ Không được phân biệt đối xử với bạn bè.

+ Giúp đỡ bạn bè trong học tập và những khi khó khăn.

+ Chủ động can ngăn những hành động đánh nhau, bất đồng,...

+ Tôn trọng những điều, thứ của người khác, không buông lời miệt thị.

+ Hưởng ứng những phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức.

=> Chỉ những hành động nhỏ như vậy cũng đã giúp phần nào bảo vệ hoà bình trong môi trường học tập và cuộc sống của mình. Tránh những xích mích, hậu quả không đáng có trong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta vì cuộc sống tươi đẹp hơn.

Câu 19: Thanh lịch, văn minh là.

A. nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm hồn trong sáng

B. nét đẹp của tâm hồn

C. vẻ đẹp bên ngoài của con người

D. thể hiện trong cách ứng xử

Lời giải:

Đáp án A

Thanh lịch, văn minh là nét đẹp văn hóa của con người có hiểu biết và tâm hồn trong sáng

Câu 20: Biểu hiện của góp phần xây dựng nếp sống văn minh ở cộng đồng dân cư là?

Lời giải:

- Biểu hiện:

+ Tham gia xóa đói giảm nghèo

+ Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn

+ Động viên con cháu đến trường đi học

+ Giữ gìn vệ sinh

+ Phòng chống tệ nạn xã hội

+ Bài trừ mê tín dị đoan

Câu 21: Để phòng chống thiệt hại do lũ lụt gây ra, theo em chúng ta cần làm gì?

Lời giải:

- Ngay lập tức di tản đến khu vực chú ẩn an toàn có nền đất cao hơn nếu được chính quyền địa phương yêu cầu.

- Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút.

- Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết.

- Đề phòng rắn ở những vùng ngập nước.

Câu 22: Vì sao phải tự lập? Thế nào là tự lập? Nêu những biểu hiện của tính tự lập ở học sinh

Lời giải:

- Vì: Sẽ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống và xứng đáng được người khác kính trọng. Nếu không tự lập, ỷ lại thì sẽ gặp khó khăn, thất bại, làm phiền người khác.

- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tự tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc, ỷ lại vào người khác

- Biểu hiện: 

+ Tự làm bài kiểm tra, không copy, xem tài liệu

+ Học thuộc bài, làm bài tập, chuẩn bị đầy đủ trước khi đến lớp

+ Tự chăm sóc bản thân, giặt giũ, nấu cơm...

Câu 23: Thảo luận với các bạn theo gợi ý sau:

- Những đối tượng trong cộng đồng cần giúp đỡ.

- Ý nghĩa của hoat động thiện nguyện.

- Xác định những hoạt động thiện nguyện mà các em có thể tham gia.

Trả lời:

- Những đối tượng trong cộng đồng cần giúp đỡ: những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn,  nạn nhân chất độc da cam, khuyết tật, trẻ em cơ nhỡ...

- Ý nghĩa của hoat động thiện nguyện: phát huy truyền thống yêu thương, tương thân tương ái, cùng nhau chia sẻ khó khăn với nhau, tạo tình đoàn kết…

- Xác định những hoạt động thiện nguyện mà các em có thể tham gia: Quyên góp quần áo đồ dùng học tập cũ, góp quỹ từ thiện từ tiền tiết kiệm, …

Câu 24: Thế nào là siêng năng, kiên trì?

Lời giải:

- Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.

- Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.

Câu 25: Chúng ta cần phải làm gì để thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

Lời giải:

- Để thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, chúng ta cần:

+ Có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam đó là biểu hiện của sự mến khách.

+ Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình;

+ Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam;

+ Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam…

+ Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn…

Câu 26: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa gì ? Lấy ví dụ minh họa ?

Lời giải:

- Ý nghĩa: nâng cao năng suất, làm việc vừa hiệu quả mà không mất thời gian, sản phẩm làm ra chất lượng tốt=> phát triển kinh tế

- Ví dụ: áp ụng khoa học kĩ thuật vào làm nông nghiệp vừa đạt chất lượng tốt mà đỡ tốn thời gian, công sức

Câu 27: Theo em, thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống ?

Lời giải:

- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.

- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 28: Theo em, chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật như thế nào ?

Lời giải:

- Mọi người cần tự giác chấp hành những quy định của kỉ luật.

- Mọi người cần phát huy tốt tính dân chủ.

- Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người có cơ hội phát huy dân chủ.

- Học sinh phải vâng lời thầy, cô giáo. Thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân.

Câu 29: Con có kiến nghị gì đối với cha mẹ, thầy cô và các cô chú lãnh đạo làm công tác trẻ em các cấp để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em theo Luật Trẻ em và Công ước Liên hiệp quốc quy định?

Lời giải:

- Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, cần được bảo vệ và tạo môi trường phát triển. Con xin đưa ra một vài kiến nghị đối với cha mẹ, thầy cô và các cô chú lãnh đạo làm công tác trẻ em các cấp để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em theo Luật Trẻ em và Công ước Liên hiệp quốc quy định như sau:

+ Đầu tiên, con nghĩ là cần phải tuyên truyền, giáo dục cho trẻ em, học sinh biết và hiểu về quyền của bản thân mình. Chỉ khi hiểu rõ quyền lợi của mình, chính trẻ em cũng sẽ có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình khi quyền lợi ấy bị xâm phạm.

+  Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về quyền trẻ em thì cần thông báo với cha mẹ, thầy cô để xử lý.

+ Đảm bảo cho chúng con thực hiện các quyền trẻ em: được vui chơi, học hành, hưởng các chăm sóc y tế... Để thực hiện những quyền lợi này, nhà nước và các cơ quan, tổ chức xã hội luôn luôn đóng vai trò quan trọng nhất.

Câu 30: Cho ví dụ về mặt tích cực của cạnh tranh.

Lời giải:

- Ví dụ: trên cùng một dãy phố, có rất nhiều cửa hàng bán đồ tạp hóa. Do đó, giữa những người bán hàng có sự cạnh tranh để thu hút khách hàng về cửa hàng của mình. Để cạnh tranh tốt, có hiệu quả, các chủ tiệm phải có được mẫu hàng tốt, giá phải chăng, thái độ phục vụ tốt....

Câu 31: Có ý kiến cho rằng: “năng động sáng tạo là phẩm chất riêng chỉ có ở những thiên tài người bình thường thì không”. Em có đồng ý với ý kiến trên không vì sao?

Lời giải:

- Không đồng ý với ý kiến trên.

- Mọi con người đều có xuất phát điểm như nhau. Thiên tài cũng giống như bao người khác, có khác thì cũng chỉ là một phần ở tố chất. Chúng ta có thể thua kém họ một phần tố chất thông minh thì chúng ta có thể bù vào đó là sự nỗ lực, cố gắng tìm tòi học hỏi. Chứ không thể đã nghèo về tư chất lại nghèo về ý chí được.

Câu 32: Nêu những biểu hiện của tự chủ và thiếu tự chủ qua lời nói, thái độ, hành động.

Lời giải:

 - Biểu hiện tự chủ:

+ Không nóng nảy,vội vàng trong hành động

+ Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân

+ Bình tĩnh nói chuyện lịch sử trước đám đông

+ Không bị rủ rê lôi cuốn vào những việc làm k đúng

- Biểu hiện thiếu tự chủ:

+ Run sợ trước những bài làm khó

+ Bị lôi cuốn vào những lời rủ rê của bạn bè

+ Không nghiêm túc học tập

+ Không quan tâm đến hoàn cảnh của người giao tiếp

Câu 33: Hãy nêu cảm nghĩ của em về môn GDCD 6

Lời giải:

Giáo dục công dân là môn rất hay. Trước đây, môn học được gọi là Đạo đức ở thời cấp I, lên cấp II,III gọi là Giáo dục công dân. Đây là một môn học rất bổ ích và hay vào thời tôi còn học.Nghe giảng không nhàm chán,tâm lí học cũng thấy hay và tiếp thu tốt.

Ngày nay, khi đi học các bạn thường kêu các môn như Địa lý, Lịch sử... Giáo dục công dân... là các môn chán. Theo tôi nghĩ và thấy thì tâm lý các bạn học và nghe giảng có vào hay không một phần còn do các giáo viên giảng dạy, do cách soạn giáo trình.

Không thể nói Giáo dục công dân, Đạo đức là môn phụ được bởi vì đây là môn học đào tạo giáo dục, xây dựng nên tính cách, xây dựng nên một con người sống có tình cảm, sống để có đạo đức, có sự dạy dỗ cho nên được gọi là: Giáo dục công dân.

Môn học này hướng con người ta vào những điều tốt đẹp, đem lại sự suy nghĩ và những hành động tốt. Mong các bạn trẻ nên trân trọng và yêu quý môn học này!

Câu 34: Cảm nghĩ của em về môn giáo dục công dân thpt lớp 10

Lời giải:

Đến với môn GDCD lớp 10 khiến ta tiếp thu được nhiều kiến thức mới, rộng lớn hơn so với các cấp dưới, không chỉ thế một số còn dựa trên kiến thức dưới để mở rộng hơn, hiểu sâu hơn về một vấn đề nào đó. Còn dạy cho ta cách ứng xử với các chuẩn mực đạo đức, cũng như trong các mối quan hệ xã hội. Đồng thời giúp học sinh THPH tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày và có ý thức cao cho bản thân, tự nhận thức đúng đắn. Môn GDCD là một không thể thiếu bởi chính nó khiến còn người ta sau này khi ra ngoài xã hội sẽ góp phần xây dựng một môi trường sống đẹp, khiến con người trở nên ngày càng hoàn thiện hơn. Đó là tầm quan trọng của môn này đồi với THPT lớp 10

Câu 35: Hãy kể lại một việc em đã làm hoặc chứng kiến nói về chủ điểm đã học thương người như thể thương thân.

Lời giải: 

Trên đường đi học hôm đó tôi tất bật vì piết mình muộn học trong khi đang chạy như bay về phía trường tôi chợt nhìn thấy một em nhỏ chừng 5, 6 tuổi đang mếu máo bên kia đường có vẻ như bị lạc,tôi định sang giúp đỡ e ấy nhưng ngĩ đến việc muộn học không chỉ trách phạt mà quan trọng hôm nay tôi có một bài kiểm tra môn toán rất quan trọng nhueng nếu ko giúp e nhỏ có lẽ g nhà e ấy sẽ không biết đâu để tìm, Hình ảnh tôi 10 năm trước lại hiện ra tôi cũng từng bị đi lạc và có lẽ không nhờ một bác lớn tuổi giúp đỡ tôi đã chẳng thể về đến nhà.cảm giác bị đi lạc đầy lo sợ lại ùa về thế là chẳng suy gĩ .nhiều tôi chạy lại chỗ e nhỏ hỏi chuyện và đưa e ấy đến đồn công an trình páo.khoảng 1 lúc sau mẹ e ấy tới đón và đưa e về an toàn tôi ms chịu rời đi kết quả tôi đã lỡ bài kiểm tra và vào muộn dù vậy tôi vẫn hạnh phúc vì nình đã vừa làm được một việc tốt. Thứ hai hôm đó tôi lo sợ vì biết mình sẽ bị nêu tên trước trường do đi học muộn nhưng thật bất ngờ tôi được tuyên dương vì một hành động tốt. Đang ngơ ngác thì tôi nhìn thấy người mẹ của em bé đi lạc, hóa ra cô ấy là vợ thầy hiệu trưởng mà tôi không biết. Có lẽ bài học đó chính là niềm hạnh phúc lớn nhất trong tôi như lời thầy dạy văn đã nói: ''chúng ta phải thương người như thể thương thân''

Câu 36: Hiện nay ở nước ta, các công ty tư nhân được sự cho phép của Nhà nước thành lập thuê mướn lao động và được hưởng lợi nhuận dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Luật Tài nguyên và Môi trường.

B. Luật Doanh nghiệp.

C. Luật Tài chính.

D. Chính sách Tài chính.

Lời giải:

Đáp án: D

Lời giải: Hiện nay ở nước ta, các công ty tư nhân được sự cho phép của Nhà nước thành lập thuê mướn lao động và được hưởng lợi nhuận dựa trên chính sách Tài chính.

Câu 37: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

Lời giải:

Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,…

Câu 38: Một trong các bạn A, B, C và D làm vỡ kính cửa sổ.  Khi được hỏi, họ trả lời như sau:

A: “C làm vỡ”.

B: “Không phải tôi”.

C: “D làm vỡ”.

D: “C đã nói dối”.

Nếu có đúng một người nói thật thì ai đã làm vỡ cửa số?

A. A làm vỡ cửa sổ.

B. B làm vỡ cửa sổ.

C. C làm vỡ cửa sổ.

D. D làm vỡ cửa sổ.

Lời giải:

- Đáp án B

- Giả sử từng người nói thật. Dựa vào các dữ kiện suy luận logic và kết luận.

+ Trường hợp 1: A, B nói thật => D nói dối =>  C nói thật => Loại.

+ Trường hợp 2: C nói thật => D làm vỡ.

+ Trường hợp 3: C nói thật => B nói dối => B làm vỡ => Loại.

+ Trường hợp 4: D nói thật => B nói dối => B làm vỡ.

Câu 39: Vật chất là gì? Cho ví dụ về vật chất.

Lời giải:

- Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

- Ví dụ:

 + Các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô, tàu hỏa, tàu điện ngầm…

+ Các vật dụng trong gia đình như: Bàn ghế, điều hòa, giường tủ…

+ Các vật phục vụ cho công việc của con người như: máy tính, điện thoại, máy in…

Câu 40: Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

Lời giải:

- Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa tích cực, quan trọng với mỗi cá nhân gia đình và xã hội:

+ Phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình.

+ Nâng đỡ và tạo nên sức mạnh cho cá nhân vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

+ Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu thương, lối sống đẹp có văn hóa.

+ Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 41: Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của giá cả thị trường là thực hiện chức năng nào sau đây của thị trường

A. thanh toán 

B. cất trữ 

C. kiểm tra 

D. điều tiết

Lời giải:

Đáp án D

Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của giá cả thị trường là thực hiện chức năng điều tiết của thị trường.

Câu 42: Tổ chức nào đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam 

B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

C. Mặt trận Tổ quốc.

D. Các đoàn thể nhân dân.

Lời giải:

Đáp án B

Tổ chức đóng vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 43: Chức năng nào không được coi là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình?

A. Tái sản xuất ra con người.

B. Tổ chức đời sống gia đình.

C. Giáo dục gia đình.

D. Thỏa mãn tâm sinh lý.

Lời giải:

Đáp án A

Tái sản xuất ra con người được coi là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình

Câu 44: Quan hệ nào được coi là quan hệ cơ bản nhất trong gia đình?

A. Quan hệ hôn nhân

B. Quan hệ hôn nhân và huyết thống

C. Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn

D. Quan hệ nuôi dưỡng

Lời giải:

Đáp án B

Quan hệ hôn nhân và huyết thống được coi là quan hệ cơ bản nhất trong gia đình

Câu 45: Em hãy nêu 1 số biểu hiện về tự lập và trái tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày

Lời giải:

- Một số biểu hiện về tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày

+ Tự giác học bài, làm bài tập, bài kiểm tra không quay cóp, nhìn tài liệu. Trong trường hợp bài tập quá khó không làm được thì thảo luận với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp thầy cô.

+ Tự nghiên cứu tìm tòi các phương án khoa học

+ Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân trước khi đến lớp.

+ Tự giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa.

+ Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà sau giờ học tập

+ Tự giác chăm sóc và chơi với em để bố mẹ làm việc

+ Giúp đỡ ông bà những việc trong gia đình.

+ Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

+ Tự thức dậy từ sáng sớm, tự vệ sinh cá nhân.

+ Rèn luyện thể dục thường xuyên. 

- Một số biểu hiện về trái tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày

+ Không tự làm bài tập về nhà thay vào đó đi chép bài của bạn, chép trên mạng hoặc nhờ người khác làm hộ.

+ Quay cóp trong giờ làm bài kiểm tra.

+ Phải để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở , đôn đốc về học tập.

+ Không phụ giúp bố mẹ, thời gian rảnh rỗi, chỉ xem tivi chưa tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…

+ Trong tình trạng trông chờ, dựa dẫm vào người khác

Câu 46: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

A. Tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình

B. Lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào

C. Làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình

D. Được nhận lương như nhau

Lời giải:

Đáp án: A

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.

Câu 47: Sự tăng trưởng kinh tế là biểu hiện của sự:

A. phát triển kinh tế.

B. tăng trưởng kinh tế.

C. phát triển kinh tế bền vững.

D. tăng trưởng kinh tế bền vững.

Lời giải:

Đáp án A

Sự tăng trưởng kinh tế là biểu hiện của sự phát triển kinh tế.

Câu 48: Ông A vận chuyển gia cầm bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Hành vi của ông A đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.    

B. Hình sự.      

C. Hành chính.    

D. Kỷ luật.

Lời giải:

C. Hành chính.    

- Hành vi của ông A là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bệnh, đó là vi phạm Hành chính

Câu 49: Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao phải thừa kế và phát huy tuyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Lời giải:

-Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gìn giữ và nối tiếp những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong úa trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì nếu không kế thừa và phát huy thì toàn bộ truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ bị mất đi, dân tộc đó sẽ không có bản sắc, không có truyền thống, từ từ dẫn đến hủy diệt,suy vong và truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng úy giá, góp phần tích cực vào úa trình phát triển của mooic dân tộc và cá nhân.

Câu 50: Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình, trống chiến tranh? Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình, trống chiến tranh

Lời giải:

- Chúng ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh vì ko ai muốn chiến tranh xảy ra. Chiến tranh ko những gây mất đoàn kết giữa các nước mà còn phá hoại đất nước, nhà cửa và làm hao tổn nhiều của cải, vật chất. Ko những thế, một khi chiến tranh xảy ra, những người dân hi sinh vô tội là điều xảy ra hiển nhiên. Ai sinh ra trong cuộc đời này cũng có quyền được sống và được bảo vệ mạng sống của mình. Vậy ai cho chiến tranh có quyền cướp đi những mạng sống quý giá đó.

- Để thể hiện lòng yêu hoà bình, học sinh cần:

+ Bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc.

+ Kiên quyết chống đối các lực lượng có hành vi xấu đem đến chiến tranh.

+ Tham gia tích cực các cuộc vận động hưởng ứng hòa bình, xua đuổi chiến tranh.

+ Tố giác, báo cáo ngay lập tức mọi hành vi xấu.

Câu 51: Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ?

A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.  

B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.  

C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.  

D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả

Câu 52: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?

A. Quyền lực tập trung trong tay nhà nước

B.  Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội

C. Quyền lực thuộc về nhân dân

D. Nhân dân làm chủ

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là quyền lực thuộc về nhân dân.

Câu 53: Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế nào?

A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức y tế thế giới (WHO).

B. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

C. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. Cả A, B, C đều đúng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế sau:

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức y tế thế giới (WHO).

- Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

- Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), tổ chức thương mại thế giới (WTO).

=> Chọn đáp án D

Câu 54: Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm

A. hành chính.

B. dân sự.

C. hình sự.

D. kỷ luật.

Lời giải:

Đáp án: C

Lời giải: Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm hình sự vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trộm cắp tài sản và xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

Câu 55: Hãy nêu lên tác dụng của đức tính liêm khiết.

Lời giải: 

- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt dẹp hơn

Đề bài: Liêm khiết là gì? Ý nghĩa của liêm khiết? Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

Lời giải: 

-Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh không bận tâm toán tính nhỏ nhen ích kỉ.

- Ý nghĩa: sống liêm khiết giúp cho con người cảm thấy thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

-Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính: trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải..

Câu 56: Cộng đồng dân cư là gì?

Lời giải:

Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

Câu 57: Vì sao chúng ta cần tôn trọng người khác?

Lời giải:

- Khi bạn tôn trọng người khác thì bạn sẽ tôn trọng chính bản thân bạn, hãy tôn trọng danh dự nhân phẩm của người khác một cách đúng mực thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hóa.

Câu 58: Chọn câu trả lời đúng. Chân lý là: 

A. Tri thức đúng

B. Tri thức phù hợp với thực tế

C. Tri thức phù hợp với hiện thực

D. Tri thức phù hợp với hiện thực được thực tiễn kiểm nghiệm 

Lời giải:

Đáp án D

Chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực được thực tiễn kiểm nghiệm 

Câu 59: Quan điểm, tư tưởng của xã hội là chủ yếu thuộc phạm trù nào? 

A. Kiến trúc thượng tầng

B. Quan hệ sản xuất 

C. Cơ sở hạ tầng

D. Tồn tại xã hội 

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Quan điểm, tư tưởng của xã hội là chủ yếu thuộc phạm trù kiến trúc thượng tầng.

Câu 60: Nêu 5 biểu hiện của tôn trọng người khác

Lời giải:

- Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.

- Thể hiện sự tế nhị, nhã nhặn khi giao tiếp với người khác.

- Không lấy khuyết điểm của người khác làm niềm vui.

- Tôn trọng thói quen và văn hóa của các vùng miền, dân tộc.

- Không phân biệt đối xử giữa mọi người.

Câu 61: Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sáng kiến pháp luật.

Lời giải:

Đáp án: C

Lời giải: Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thi hành pháp luật vì nhân dân khu dân cư M đã làm việc quét dọn, vệ sinh đường phố bảo đảm giữ gìn môi trường là việc mà pháp luật yêu cầu.

Câu 62: Chọn câu trả lời đúng. Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là vì:

A. Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính quy định

B. Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người 

C. Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề  

D. Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới 

Lời giải:

Đáp án B

Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người nên tri thức của con người ngày càng hoàn thiện.

Câu 63: Em hãy tìm hiểu việc chi ngân sách địa phương tại nơi em sinh sống cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo; chia sẻ kết quả tìm hiểu với các bạn.

Lời giải:

- Chi ngân sách địa phương tại nơi em sinh sống cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

+ Hỗ trợ các em học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+ Có chính sách động viên, hỗ trợ, miễn giảm học phí cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

+ Xây dựng thêm các phòng học, các phòng chức năng phục vụ cho học sinh.

+ Hỗ trợ cho sinh viên vay vốn.

Câu 64: Hôn nhân tiến bộ dựa trên cơ sở nào?

A. Tình yêu               

B.  Hôn nhân 1 vợ 1 chồng  

C. Tự nguyện                 

D. Cả a, b và c

Lời giải:

Đáp án D

Hôn nhân tiến bộ dựa trên các cơ sở: tình yêu, hôn nhân một vợ một chồng, tự nguyện

Câu 65: Biểu hiện của người không có tính tự chủ.

A. Biết kiềm chế cảm xúc

B. Không nao núng, hoang mang khi khó khăn

C. Mất kiểm soát khi gặp chuyện

D. Không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực

Lời giải:

Đáp án C

Biểu hiện của người không có tính tự chủ là: dễ bị mất kiểm soát khi gặp chuyện khó khăn,…

Câu 66: Ông Nam mới được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố. Hai ngày sau, ông dán ở bảng tin tờ thông báo về việc thay đổi một số nội quy khu tập thể. Nhiều người đọc thông báo nhưng không đồng tình vì họ cho rằng việc tha đổi nội quy phải được bàn bạc trong cuộc họp trước khi ra thông báo.

Câu hỏi:

1/ Theo em, việc làm của ông Nam là đúng hay sai? Vì sao?

2/ Nếu em là một công dân sống cùng tổ dân phố với ông Nam sẽ xử sự như thế nào khi đọc được thông báo đó? Vì sao?

Lời giải:

1/ Việc làm của ông Nam là sai, thiếu dân chủ. Bởi vì, quy định chung phải được bàn bạc, thảo luận, mọi người ra ý kiến.

2/ Nếu là em, em sẽ không đồng tình với thông báo đó. Em sẽ triệu tập mọi người trình bày ý kiến, phản ánh việc làm của ông Nam.

Câu 67: Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Hình sự và kỉ luật.

D. Hình sự và dân sự.

Lời giải:

Đáp án: D

Lời giải: Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự.

Câu 68: Tôn trọng người khác cũng chính là

A. không tôn trọng bản thân mình.

B. nhường nhịn người khác.

C. kính trọng người khác.

D. tôn trọng chính mình.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích: Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình.

Câu 69: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là nói đến hình thức

A. sử dụng pháp luật

B. tuân thủ pháp luật

C. áp dụng pháp luật

D. thi hành pháp luật

Lời giải:

Đáp án D

Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là nói đến hình thức thi hành pháp luật

Câu 70: Tự chủ là gì? Biểu hiện của tính tự chủ? Ý nghĩa của tự chủ?

Lời giải:

- Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực.

- Biểu hiện của tính tự chủ: người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh m tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

- Ý nghĩa của tự chủ: tự chủ là một đức tính quí giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

Câu 71: Lao động cụ thể là: 

A. Nguồn gốc của của cải 

B. Nguồn gốc của giá trị 

C. Nguồn gốc của giá trị trao đổi

D. Cả a, b và c

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Lao động là nguồn gốc của của cải

Câu 72: Chủ tịch A của một xã sẽ chịu trách nhiệm gì khi ăn hối lộ, làm tổn thất quyền lợi trong cơ quan:

A. Phạt tiền.

B. Giáng chức.

C. Bãi nhiệm, miễn nhiệm.

D. Bãi nhiệm, miễn nhiệm, giáng chức.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi ăn hối lộ, làm tổn thất quyền lợi trong cơ quan, chủ tịch A có thể bị bãi nhiệm, miến chức hoặc giáng chức (tùy theo tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

Câu 73: Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính công khai.

D. Tính dân chủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tất cả mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều đó thể hiện đặc trưng tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

Câu 74: Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm

A. hành chính.

B. dân sự.

C. hình sự.

D. kỉ luật.

Lời giải:

Đáp án: C

Lời giải: Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm hình sự vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trộm cắp tài sản và xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

Câu 75: Những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau dựa vào sự phát triển của

A. hệ thống bình chứa.

B. công cụ lao động.

C. kết cấu hạ tầng.  

 D. tư duy sáng tạo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau dựa vào sự phát triển của công cụ lao động.

Câu 76: Hợp tác quốc tế đem lại cho tỉnh Quảng Ninh những lợi ích gì?Nêu một số thành tựu tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế.

Lời giải:

- Hội nhập quốc tế giúp cho thế giới có cái nhìn khác về Việt Nam, làm cho nền kinh tế Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ ,vươn cao về chỉ số tăng trưởng bình quân thu nhập,phát triển một số ngành khác như dịch vụ,công nghệ thông tin,......

- Một số thành tựu: Nhà máy xi măng Cẩm Phả (sự hợp tác với Nhật Bản),....

Câu 77: Em hãy nêu những biểu hiện năng động, sáng tạo, làm việc có năng suất , chất lượng , hiệu quả và không năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày

Lời giải:

- Biểu hiện trong học tập:

+ Biết sắp xếp tài liệu học tập khoa học,

+ Biết sắp xếp thời gian học tập hợp lí để có thể học đều các môn,

+ Biết kiến thức trọng tâm để chắt lọc và luyện tập,

+ Biết lựa chọn phương pháp học hiệu quả,...

+ Biết học hỏi những cách học của người khác

+ Có kết quả học tập tốt

- Biểu hiện trong cuộc sống:

+ Biết sắp xếp đồ đạc trong phòng một cách khoa học;

+ Biết sắp xếp công việc cần làm trước và công việc nào cần làm sau;

+ Biết sắp xếp thời gian làm những công việc nhà;

+ Biết lựa chọn cách làm nhanh và hiệu quả;...

- Trong công việc: Công việc cũng cần như những việc làm hằng ngày hay học tập.

+ Người đó biết sắp xếp công việc của bản thân;

+ Họ biết được cách làm những công việc đó nhanh nhất và kết quả tốt;

+ Họ biết học hỏi và sáng tạo những cách làm việc hiệu quả;

+ Họ biết sắp xếp thời gian trong khi làm việc để có kết quả tốt nhất.

Câu 78: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người

A. thật thà trước hành động việc làm của mình.

B. thành công trong công việc và cuộc sống.

C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.

D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.

Lời giải:

Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.

Chọn đáp án B

Câu 79: Theo yêu cầu của quy luật giá trị , người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi nào dưới đây

A. Trả tiền mua chịu hàng

B . Mua vàng cất trữ

C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất

D. Phân phối lại sức lao động 

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Theo yêu cầu của quy luật giá trị , người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi: cải tiến kĩ thuật

Câu 80: Học xong bài hợp tác cùng phát triển. Bạn A và bạn B đã tranh luận với nhau, A cho rằng trong học tập và công việc, nếu hợp tác với những người giỏi hơn thì chúng ta mới có thể phát triển. Bạn B thì lại cho rằng, chỉ nên hợp tác với những người có cùng trình độ với mình. 

a. Em đồng tình với ý kiến nào trên đây ? Vì sao ? 

b. Là bạn của bạn A và bạn B thì em sẽ ứng xử như thế nào ??  

Lời giải:

a) Các ý kiến của bạn A và bạn B đều phiến diện và không đầy đủ vì mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu riêng, ý nghĩ cũng khác nhau. Nếu chỉ hợp tác với những người giỏi hơn, chúng ta sẽ trở nên phụ thuộc vào người khác. Nếu chỉ hợp tác với những người có cùng trình độ thì sẽ tiếp thu rất ít kiến thức mới.

b) Nếu là bạn của A và bạn B thì em sẽ nói rằng trong học tập và công việc, chúng ta nên có sự hợp tác với tất cả mọi người ở mọi trình độ vì ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có như thế, chúng ta mới học hỏi được cái hay của nhau để cùng phát triển.

Câu 81: Nêu mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật. Cho ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật.

Lời giải:

- Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kỉ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật và kỉ luật đều giúp mọi người tuân theo những chuẩn mực, đi vào guồng của cuộc sống qua đó hoàn thiện mình hơn và giúp cho xã hội, cộng đồng cùng phát triển chung.

- Ví dụ:

+ Pháp luật quy định về chuẩn mực đạo đức của giáo viên khi giảng dạy thì kỉ luật trong trường cũng cần có quy định tuân theo quy định của pháp luật, khi có sai phạm về chuẩn mực đạo đức giáo viên thì cần xử lý triệt để không bao che.

+ Pháp luật quy định công dân có quyền được đảm bảo bí mật thư tín => Các quy định kỉ luật cũng phải thực hiện quyền này của công dân, không ai có quyền bắt ép người thuộc cộng đồng, tổ chức phải cung cấp những bí mật thư tín đó.

Câu 82: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ? Em hãy lấy 2 ví dụ cụ thể về những điều nên hoặc không nên học tập trong việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ?

Lời giải:

- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Ví dụ:

+ Nên tìm hiểu, học hỏi những thành tựu, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, văn hóa… của các dân tộc.

+ Không nên tỏ thái độ và hành động kì thị, chê bai văn hóa của các dân tộc khác.

Câu 83: Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

Lời giải:

- Tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội.

- Có cuộc sống lành mạnh, lao động và học tập tốt.

- Trang bị đầy đủ kiến thức về tệ nạn xã hội để tránh xa các tệ nạn xã hội.

- Nếu thấy hành vi về tệ nạn xã hội cần báo ngay cho công an.

- Biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào các tệ nạn xã hội.

- Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.

Câu 84: Sống liêm khiết là luôn nhận thiệt thòi về bản thân mình là đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

- Sai. Vì: liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Câu 85: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?

A. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.

B. Tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ chính quyền.

C. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân.

D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.

Lời giải:

Đáp án: C

Lời giải: Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân là một trong những trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 86: Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?

A. Quan hệ cung - cầu về hàng hoá.            

B. Giá trị sử dụng của hàng hoá.                 

C. Giá trị của hàng hoá.

D. Xu hướng của người tiêu dùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Giá trị của hàng hoá là yếu tố quyết định giá cả hàng hoá.

Câu 87: Theo em, tại sao chúng ta lại yêu hòa bình, ghét chiến tranh?

Lời giải:

- Hòa bình là cơ sở đem lại cuộc sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, đó chính là khát vọng của toàn nhân loại.

- Chiến tranh gây đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, không được học hành. Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá và đó là thảm họa của loài người.

Câu 88: Nêu những biểu hiện của tự chủ và thiếu tự chủ qua lời nói, thái độ, hành động.

Lời giải:

 - Biểu hiện tự chủ:

+ Không nóng nảy,vội vàng trong hành động

+ Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân

+ Bình tĩnh nói chuyện lịch sử trước đám đông

+ Không bị rủ rê lôi cuốn vào những việc làm k đúng

- Biểu hiện thiếu tự chủ:

+ Run sợ trước những bài làm khó

+ Bị lôi cuốn vào những lời rủ rê của bạn bè

+ Không nghiêm túc học tập

+ Không quan tâm đến hoàn cảnh của người giao tiếp

Câu 89: Giả sử điều tra sơ bộ về cầu lượng nước ngọt trong dịp Tết Nguyên đán 2022 là 30 triệu chai, trong đó cocacola cung cấp là 12 triệu chai, Tribeco cung cấp 10 triệu chai. Các công ty nước ngọt khác cung cấp 14 triệu chai.

a, Theo em, thông tin trên phản ánh điều gì?

b, Nếu cũng là nhà sản xuất nước ngọt, trong trường hợp trên em sẽ làm gì? Vì sao?

Lời giải:

a. Số liệu trên phản ánh: 

- Số lượng cầu: 30 triệu chai nước ngọt 

- Số lượng cung: 36 triệu chai nước ngọt 

Theo số liệu ta thấy cung < cầu. Suy ra giá cả< giá trị 

b. Theo em, nếu là nhà sản xuất nước ngọt em sẽ: thu hẹp hoặc chuyển đổi mặt hàng sản xuất. 

Giải thích: Nếu kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung > cầu. Giá cả < giá trị thì nhà sản suất sẽ bị thua lỗ. Vì vậy để thu được nhiều lợi nhuận em sẽ thu hẹp hoặc chuyển đổi sản xuất 

Đánh giá

0

0 đánh giá