FeS + HCl → FeCl2 + H2S | FeS ra FeCl2

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình FeS + HCl → FeCl2 + H2S gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình FeS + HCl → FeCl2 + H2S

1. Phương trình phản ứng hóa học

            FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Chất rắn màu đen FeS tan dần, xuất hiện khí có mùi trứng thối H2S thoát ra

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của FeS (Sắt (II) sunfua)

FeS có tính chất hoá học của muối tác dụng được với axit.

4.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)

HCl là axit mạnh tác dụng được với muối.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của FeS

- Có tính chất hóa học của muối.

- Tác dụng với axit:

    FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

5.2. Tính chất hóa học của HCl

- Axit HCl làm đổi màu quỳ tím: Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch axit sẽ có hiện tượng quỳ tím chuyển đỏ.

- Axit clohidric tác dụng với kim loại đứng trước H, tạo thành muối và hidro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

- Axit clohidric tác dụng với oxit kim loại, tạo thành muối Clorua và nước

6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O

- Axit clohidric tác dụng với Bazơ, tạo thành muối Clorua và nước

3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

- Axit clohidric tác dụng với muối, tạo thành muối mới và axit mới

AgNO3 + 2HCl → AgCl↓  + HNO3

- Axit clohidric tác dụng với hợp chất có tính oxi hoá, thể hiện tính khử

6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O

Lưu ý: Axit HCl sẽ không tác dụng với những kim loại đứng sau H trong dãy điện hoá, không tác dụng với các phi kim, axit, oxit kim loại, oxit phi kim.

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl

7. Bạn có biết

- Tương tự FeS, muối ZnS,MnS,... cũng có phản ứng với HCl sinh ra khí H2S

8. Bài tập liên quan

Câu 1. Người ta có thể điều chế khí H2S bằng phản ứng nào dưới đây

A. FeS + H2SO4 loãng

B. ZnS + H2SOđặc

C. CuS + HCl

D. PbS + HNO3

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 2. Cho những nhận xét sau:

(1) Để điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm người ta cho muối sunfua tác dụng với các dung dịch axit mạnh như: HCl, HNO3, H2SO4 đặc.

(2) Dung dịch HCl đặc, S, SO2, FeO vừa có khả năng thể hiện tính khử, vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa.

(3) Silic đơn chất tan mạnh trong dung dịch kiềm giải phóng khí H2.

(4) Hỗn hợp BaO và Al2O3 có thể tan hoàn toàn trong nước.

(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)không thấy xuất hiện kết tủa.

(6) Hỗn hợp bột gồm Cu và Fe3O4 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng.

Số nhận xét đúng là

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

(1) sai vì S2- tác dụng với H2SO4 đặc sinh ra các sản phẩm khử như S, SO2 không thu được khí H2S

(2) đúng. Giải thích:

+ HCl có thể tạo thành H2 (thể hiện tính oxi hóa), tạo thành Cl2 thể hiện tính khử

+ S, SO2, FeO thì các nguyên tố S và Fe có số oxi hóa trung gian nên vừa thể hiện tính khử và thể hiện tính oxi hóa

(3) đúng

(4) đúng

BaO + H2O → Ba(OH)2

Al2O+ Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ H2O

Như vậy hỗn hợp BaO và Al2O3 với tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong nước.

(5) sai vì phản ứng sinh ra kết tủa

Phương trình hóa học xảy ra:

2NaOH dư + Ca(HCO3)2 → Na2CO+ CaCO3↓ + 2H2O

(6) đúng

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

Cu + Fe2(SO4)3→ 2FeSO4 + CuSO4

Như vậy hỗn hợp Cu và Fe3O4 với tỉ lệ 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng

=> Có 4 nhận định đúng

Câu 3. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm

A. SO2 làm đỏ quỳ tím ẩm

B. FeS + dung dịch HCl loãng

C. FeS + dung dịch H2SO4 đặc, to.

D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế H2S bằng cách cho FeS tác dụng với

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch H2SO4 đặc, nóng

C. Dung dịch HNO3

D. Nước cất

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 5. Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. H2S

B. NO2

C. SO2

D. CO2

Lời giải:

Đáp án: A

Phương trình phản ứng

CuSO4 + H2S → CuS↓ đen + H2SO4

Câu 6. Nhận định nào sau đây là không chính xác về HCl:

A. Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, tan tốt trong nước.

B. Hidroclorua làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

C. Axit clohidric hoà tan được nhiều kim loại như sắt, nhôm, đồng.

D. Axit clohidric có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 7. Có các nhận định sau:

(a) Để điều chế H2S, người ta cho các muối sunfua (như FeS, PbS, CuS,…) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.

(b) Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế chủ yếu từ S hoặc FeS2.

(c) SO3 vừa là một oxit axit, vừa có tính oxi hoá mạnh.

(d) Hiđro peoxit và hiđrosunfua vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

(e) Trong thực tế, H2SO4 thu được bằng cách cho SO3 hấp thụ vào H2O.

(g) Các muối BaSO4 và PbSO4 đều là kết tủa màu trắng, không tan trong H2SO4 đặc.

(h) Dẫn khí H2S đến dư lần lượt qua các dung dịch Ba(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, có 4 trường hợp xuất hiện kết tủa.

(i) Để phân biệt 2 khí không màu CO2 và SO2 có thể dùng dung dịch H2S.

Số nhận định đúng là

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: D

(c) SO3 vừa là một oxit axit, vừa có tính oxi hoá mạnh.

(d) Hiđro peoxit và hiđrosunfua vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

(h) Dẫn khí H2S đến dư lần lượt qua các dung dịch Ba(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, có 4 trường hợp xuất hiện kết tủa.

(i) Để phân biệt 2 khí không màu COvà SO2 có thể dùng dung dịch H2S.

Câu 8. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua

A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.

B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.

C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.

D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 9. Khối lượng kết tủa thu được khi sục khí H2S dư vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,5M và FeCl2 0,6M là

A. 9,6 gam.

B. 5,28 gam.

C. 10,08 gam.

D. 4,8 gam.

Lời giải:

Đáp án: D

Sục khí H2S vào dung dịch => chỉ có kết tủa CuS vì H2S không phản ứng với FeCl2

H2S + CuCl→ CuS↓ + 2HCl

0,05 → 0,05

=> mkết tủa= 0,05.96 = 4,8 gam

Câu 10. Câu nào sau đây không đúng:

A. Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.

 

B. Axit sunfuhiđric không làm phenolphtalein chuyển màu hồng.

C. Axit sunfuhiđric tác dụng với dung dịch kiềm có khả năng tạo 2 muối.

D. Cả dung dịch H2S và khí H2S đều có tính khử.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu sai là: Axit sunfuhiđric có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.

Axit sunfuhiđric là axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic.

9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Sắt (Fe) và hợp chất:

 

Đánh giá

0

0 đánh giá