Với giải Câu 4 trang 3 sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình
Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Vì sao Thiên Y A Na được dân trong vùng tôn xưng là “Ngọc Bà” hay “Thánh mẫu”?
b. Những đặc điểm nào ở nhân vật Thiên Y A Na trong văn bản trên giúp em nhận biết đó là nhân vật truyền thuyết?
c. Theo em, về cốt truyện, Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na đã thể hiện những đặc điểm nào của cốt truyện truyền thuyết?
d. Tìm một số dẫn chứng cho thấy truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và cho biết tác dụng của chúng trong văn bản trên.
đ. văn bản trên tuy không sử dụng lời của nhân vật, nhưng đặc điểm của các nhân vật vẫn được thể hiện rõ. Tại sao?
Trả lời:
a) Thiên Y A Na được dân trong vùng tôn xưng là “Ngọc Bà” hay “Thánh mẫu” vì: Trong thời gian ngắn ngủi lưu lại ở Đại An, bà đã tạo lập vườn tược nơi đất cũ, bày dân làng cách làm ruộng, cách chữa bệnh và nuôi dạy con cái.
b) Những đặc điểm ở nhân vật Thiên Y A Na giúp em nhận biết đó là nhân vật truyền thuyết:
- Ngọc Bà Thiên Y A Na, gắn với lịch sử xa xưa của vùng núi Đại An (Nha Trang, Khánh Hoà ngày nay) là người có công khai lập vùng đất vườn dưa, dạy cho dân cách trồng trọt,... góp phần phát triển vùng đất này. (Đặc điểm thứ nhất của nhân vật truyền thuyết).
- Cũng vì vậy, nhân vật Ngọc Bà Thiên Y A Na, được dân trong vùng truyền tụng, tôn thờ. (Đặc điểm thứ hai của nhân vật truyền thuyết).
c) Về cốt truyện, truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na đã thể hiện những đặc điểm của cốt truyện truyền thuyết:
- Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. (Ngọc Bà Thiên Y A Na)
- Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. (Là con trời hóa thành cô gái trẻ mồ côi, biết dùng phép hóa thân thành khúc gỗ,…)
- Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại. (nhân dân xây dựng đền thờ Bà và chồng bà, hai con của bà và vợ chồng lão tiều phu)
d)
- Trong Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na, các chi tiết kì ảo là khả năng biến hoá của nhân vật chính (nhập vào và thoát ra khỏi khúc gỗ trầm hương một cách dễ dàng, đến hay đi đều bất ngờ, khi Bà hiển linh có tiếng nổ,...).
- Tác dụng của yếu tố kì ảo là:
+ Làm nổi bật vẻ kì ảo của nhân vật Ngọc Bà Thiên Y A Na.
+ Tạo những tình huống, sự việc bất ngờ, làm cho truyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn,...
đ) Trong văn bản truyện nói chung, truyền thuyết nói riêng, tác giả có thể miêu tả nhân vật bằng nhiều yếu tố như lời của người kể chuyện, lời của nhân vật. Trong đó lời của nhân vật chỉ là yếu tố phụ, không nhất thiết phải có, còn lời của người kể chuyện là yếu tố quyết định, không thể thiếu.
Trong Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na, nhờ lời của người kể chuyện mà các nhân vật vẫn được thể hiện rõ.
Xem thêm lời giải SBT Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:...
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Trình bày khái niệm từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép...
Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 6 Tập 1: Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong các đoạn văn sau:...