HCHO ra NH4NO3 | HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + NH4NO3 + (NH4)2CO3

3.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + NH4NO3 + (NH4)2CO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + NH4NO3 + (NH4)2CO3

1. Phương trình phản ứng hóa học

            HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → 4Ag + 4NH4NO3 + (NH4)2CO3

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Có kết tủa trắng Ag, có khí thoát ra chính là NH4NO3

3. Cách tiến hành phản ứng tráng gương của HCHO

Cho vào ống nghiệm 1 mL dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm dần từng giọt dung dịch NH3, đồng thời lắc đều đến khi thu được dung dịch trong suốt thì dừng lại. Thêm tiếp vài giọt dung dịch andehit fomic, đun nhẹ trong vài phút ở 60oC đến 70oC.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

a. Bản chất của HCHO (Andehit fomic)

- Trong phản ứng trên HCHO là chất khử.

- HCHO mang đầy đủ tính chất hoá học đặc trưng của một andehit nên có phản ứng tráng gương.

b. Bản chất của AgNO3 (Bạc nitrat)

- Trong phản ứng trên AgNO3 là chất oxi hoá.

- AgNO3 có tính oxi hoá mạnh tác dụng với HCHO tạo kết tủa trắng Ag và khí NH4NO3 thoát ra.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của HCHO

a. Phản ứng với hiđro

R(CHO)x + xH2 → R(CH2OH)(xúc tác Ni, t0)

Chú ý:

- Trong phản ứng của anđehit với H2: Nếu gốc R có các liên kết pi thì H2 cộng vào cả các liên kết pi đó.

- Phản ứng với H2 chứng tỏ anđehit có tính oxi hóa.

b. Phản ứng với AgNO3/NH3 (phản ứng tráng bạc)

R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2 R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg

- Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

- Riêng HCHO có phản ứng:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2 (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

Chú ý:

- Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.

- Các đặc điểm của phản ứng tráng gương của anđehit:

+ Nếu nAg = 2nanđehit  anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.

+ Nếu nAg = 4nanđehit  anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.

+ Nếu nAg > 2nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.

+ Số nhóm CHO = nAg/2nanđehit (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).

- Một số loại chất khác cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng gương gồm:

     + HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.

     + Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…

c. Phản ứng oxi hóa

a. Oxi hóa hoàn toàn

CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2  xCO2 + y/2H2O

Nếu đốt cháy anđehit mà nCO2 = nH2O thì anđehit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở.

CnH2n+1CHO   (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O

b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

R(CHO)x + x/2O2  R(COOH)x (xúc tác Mn2+, t0)

Đối với bài toán oxi hóa anđehit thành axit cần chú ý định luật bảo toàn khối lượng trong quá trình giải.

d. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao

R(CHO)x + 2xCu(OH)2↓  R(COOH)x + xCu2O↓ + 2xH2O

                                  xanh                             đỏ gạch

→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anđehit.

Chú ý: Phản ứng với Cu(OH)2 thường được thực hiện trong môi trường kiềm nên có thể viết phản ứng dưới dạng:    

R(CHO)x + 2xCu(OH)2 + xNaOH  R(COONa)x + xCu2O + 3xH2O

HCOOH, HCOOR, HCOOM, glucozơ, fructozơ, mantozơ cũng có phản ứng này.

e. Phản ứng với dung dịch Br2

R(CHO)x + xBr2 + xH2 R(COOH)x + 2xHBr

Nếu anđehit còn có liên kết pi ở gốc hiđrocacbon thì xảy ra đồng thời phản ứng cộng Br2 vào liên kết pi đó.

5.2. Tính chất hóa học của AgNO3

- Mang tính chất hóa học của muối

Tác dụng với muối

AgNO3 + NaCl →AgCl↓+ NaNO3

2AgNO3 + BaCl2 →2AgCl↓+ Ba(NO3)2

Tác dụng với kim loại:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Tác dụng với axit:

AgNO3 + HI → AgI ↓ + HNO3

Oxi hóa được muối sắt (II)

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

5.3. Tính chất hóa học của NH3

Tính bazơ yếu

    - Tác dụng với nước:

NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-

    ⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.

    - Tác dụng với dung dịch muối (muối của những kim loại có hidroxit không tan):

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

    - Tác dụng với axit → muối amoni:

NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)

Khả năng tạo phức

    Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

    Ví dụ:

    * Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

    * Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

    Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

Tính khử

    - Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).

    - Tác dụng với oxi:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    - Tác dụng với clo:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

    NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl

    - Tác dụng với CuO:

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

5.4. Tính chất hóa học của H2O

- Nước tác dụng với kim loại

Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như: Li, Na, K, Ca.. tạo thành bazo và khí H2.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

 - Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với oxit bazo tạo thành bazo tương ứng. Dung dịc bazo làm quỳ tím hóa xanh.

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

 - Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

6. Mở rộng kiến thức về andehit

a. Định nghĩa

- Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm – CH = O (hay – CHO) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

- Nhóm chức – CHO là nhóm chức anđehit.

- Ví dụ:

HCHO; CH3CHO; OHC – CHO…

b. Phân loại

- Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon, anđehit được chia thành:

+ Anđehit no;

+ Anđehit không no;

+ Anđehit thơm.

- Dựa theo số nhóm -CHO trong phân tử, anđehit được chia thành:

+ Anđehit đơn chức

+ Anđehit đa chức

Chú ý:

Anđehit no, mạch hở, đơn chức có công thức cấu tạo thu gọn CxH2x+1CHO (x ≥ 0) hay công thức phân tử chung CnH2nO (n ≥ 1).

c. Danh pháp

Tên thông thường

- Một số anđehit có tên thông thường.

- Tên thông thường = anđehit + tên axit tương ứng

- Ví dụ:

HCHO: anđehit fomic

CH3CHO: anđehit axetic

Tên thay thế của các anđehit no, đơn chức, mạch hở:

- Chọn mạch chính của phân tử anđehit là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm -CHO.

- Đánh số thứ tự C trên mạch chính, bắt đầu từ nhóm – CHO.

- Tên thay thế = tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + al

- Ví dụ:

HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O →  Ag + NH4NO3 + (NH4)2CO3 | HCHO ra Ag

7. Cách thực hiện phản ứng

- Cho HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

8. Bạn có biết

- Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.

9. Bài tập liên quan

Câu 1: Chia a gam axit axetic thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: trung hòa vừa đủ bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4 M

Phần 2: thực hiện phản ứng este hóa với ancol etylic thu được m gam este ( giả sử hiệu suất phản ứng là 100%)

Vậy m có giá trị là:

A. 16,7 gam

B. 17,6 gam

C. 16,8 gam

D. 18,6 gam

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

nNaOH= 0,2 mol

Phương trình hóa học:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

0,2 <--------0,2

=> mCH3COOH = 0,2.60 = 12 g

=> nCH3COOH = 0,2 (2 phần bằng nhau)

Phương trình hóa học:

CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O

0,2 -----------→ 0,2

=> m = 0,2.88 = 17,6 g

Câu 2. Để tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn dung dịch chứa axit axetic và ancol etylic, có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây?

A. Dùng CaCO3, chưng cất, sau đó tác dụng với H2SO4

B. Dùng CaCCl2, chưng cất, sau đó tác dụng với H2SO4

C. Dùng Na2O, sau đó cho tác dụng với H2SO4

D. Dùng NaOH, sau đó cho tác dụng với H2SO4

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Cho hỗn hợp tác dụng với CaCO3, sau đó chưng cất được etyl axetat.

2CH3COOH + CaCO3→ (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

Chất rắn không bay hơi cho tác dụng với H2SO4, sau đó chưng cất thu được CH3COOH.

(CH3COO)2Ca + H2SO4 → 2CH3COOH + CaSO4

Câu 3. Ứng dụng nào sau đây không phải của HCHO.

A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-fomanđehit.

B. Dùng để sản xuất nhựa ure-fomanđehit.

C . Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.

D. Dùng để sản xuất axit axetic.

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 4. Cho 5,8 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 4,48 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là

A. C3H7CHO.

B. C4H9CHO.

C. HCHO.

D. C2H5CHO

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

0,2                                   0,2

R-CHO → 2Ag

0,1 ← 0,2.

MRCHO = 5,8/0,1 = 58

R+ 29 = 58 → R= 29 (C2H5)

Câu 5. Cho các nhận định sau:

(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.

(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc một.

(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3tạo thành Ag.

(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO.

Số nhận định đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

(a) Sai vì anđehit là hợp chất vừa có tính oxi hóa và tính khử.

Thí dụ:

Tính khử của andehit

CH3CHO + H2→ CH3CH2OH.

Tính oxi hóa

CH3CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

(b) Đúng

(c) Đúng

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

(d) Đúng

Câu 6. Cho chất anđehit fomic (HCHO) và axit axetic (CH3COOH), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.

C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức đơn giản nhất của anđehit fomic: CH2O

Công thức đơn giản nhất của axit axetic: CH2O

=> 2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất

Câu 7. Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:

A. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.

B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.

C. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.

D. nước brôm, anhidrit axetic, dung dịch NaOH.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là: nước brôm, anhidrit axetic, dung dịch NaOH.

C6H5OH + 3Br2→ C6H2Br3OH + 3HBr

C6H5OH + (CH3CO)2O ⟶ CH3COOH + CH3COOC6H5

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Câu 8. Có bao nhiêu anđehit 2 chức có công thức đơn giản là C2H3O?

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Hướng dẫn Anđehit 2 chức có 2 nhóm –CHO => phân tử có 2 nguyên tử O

=> CTPT: C4H6O2

Có 2 công thức thỏa mãn là

OHC-CH2-CH2-CHO

CH3-CH(CHO)2

Câu 9. Nguồn nguyên liệu chính dùng để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là

A. etanol.

B. etan.

C. axetilen.

D. etilen.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất anđehit axetic trong công nghiệp là etilen

2CH2=CH2 + O2 \overset{PdCl_{2}, CuCl_{2}  }{\rightarrow} 2CH3CHO

Câu 10. Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là

A. CH3COOH.

B. HCOOH.

C. C2H5COOH.

D. C3H7COOH.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Hướng dẫn nNaOH = 0,112 mol

Y là axit no, mạch hở => nRCOOH = nNaOH = 0,112 mol

=> M = 6,72 / 0,112 = 60 => Y là CH3COOH

Câu 11. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3

A. Anđehit fomic, but-1-in, axetilen

B. Axetilen, metan, etilen

C. Anđehit fomic, but - 1-en, axetilen

D. Butanol, phenol, but-1-in

Lời giải:

Đáp án: D

Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 là anđehit fomic, but-1-in, axetilen.

Các phương trình hóa học xảy ra

C2H2+ 2AgNO3+ 2NH3 → Ag2C2↓ + 2NH4NO3

HCHO + 4AgNO3+ 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3

C4H6 + AgNO3 + NH3→ C4H5Ag↓ + NH4NO3

Câu 12. Chất nào không thể điều chế trực tiếp từ CH3CHO:

A. C2H2.

B. CH3COOH.

C. C2H5OH.

D. CH3COOC2H3.

Lời giải:

Đáp án: A

Phương trình phản ứng minh họa

CH3COOH + H2 → CH3CHO + H2O

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

CH3COOC2H3+ NaOH → CH3COONa + CH3CHO + H2O

Câu 13. Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tao ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. Công thức cấu tạo thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là:

A. CH2=CHCOOH, OHC-CH2-CHO.

B. CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3.

C. HCOOCH=CH2, CH3COOCH3.

D. HCOOCH=CH2, CH3CH2COOH.

Lời giải:

Đáp án: A

Phương trình phản ứng minh họa

2CH2=CHCOOH + CaCO3 →(CH2=CHCOO)2Ca + CO2 + H2O

OHC-CH2-CHO + 2Ag2O → HOOCCH2COOH + 4Ag

Câu 14: So sánh nhiệt độ sôi của các chất axit axetic, axeton, propan, etanol

CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH

C2H5OH > CH3COOH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

C2H5OH > CH3­COCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3

Lời giải:

Đáp án: C

Nhiệt độ sôi của axit axetic > ancol > axeton > ankan

Nhiệt độ sôi của các chất giảm dần theo thứ tự CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3.

Câu 15: Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?

A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro

B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol

C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn

D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi

Lời giải:

Đáp án: B

Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol

Câu 16: Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ, metyl fomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Lời giải:

Đáp án: A

Glucozơ (HOCH2[CH2OH]4CH=O) ; axit fomic (HCOOH), andehit axetic (CH3CHO); metyl fomat (HCOOCH3)

=> Có 4 chất có pư tráng bạc

HOCH2[CH2OH]4CH=O + 2AgNO3/NH3 + H2O → HOCH2(CHOH)4COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

2 AgNO3+ H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag ↓ + 2 NH4NO3

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3+ H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag ↓

30HCOOCH3 + 18AgNO3+ 40NH3+ 3H2O → 30CH3OCOONH4+ 9NH4NO3 + 18Ag

10. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Hiđro và hợp chất:

2CH3CHO + O t0, Mn2+ 2CH3COOH

CH3CHO + H t0, Ni C2H5OH

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2t0 CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓

HCHO + Br2 + H2O → HCOOH + 2HBr

 

Đánh giá

0

0 đánh giá