Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 +H2O | Al2O3 ra Al2(SO4)3

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 +H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 +H2O

1. Phương trình phản ứng hóa học:

        Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 +3H2O

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Phản ứng hoà tan chất rắn nhôm oxit và tạo dung dịch trong suốt.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường

4. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng Al2O3 tác dụng với H2SO4

Bước 1: Viết phương trình phân tử:

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:

Al2O3 + 6H+ + 3SO42- → 2Al3+ + 3SO42- + 3H2O

Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

a. Bản chất của Al2O3 (Nhôm oxit)

Al2O3 là oxit lưỡng tính tác dụng được với axit.

b. Bản chất của H2SO4 (Axit sunfuric)

H2SO4 là một axit mạnh tác dụng được với Al2O3.

6. Tính chất hóa học

6.1. Tính chất hóa học của Al2O3 (Nhôm oxit)

- Al2O3 là oxit lưỡng tính.

   + Tác dụng với axit:

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

   + Tác dụng với dung dịch bazơ mạnh

    Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O

    hay

    Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

    Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O

- Al2O3 tác dụng với C

    Al2O3 + 9C Tính chất của Nhôm Oxit Al2O3 Al4C3 + 6CO

6.2. Tính chất hóa học của H2SO4 (Axit sunfuric)

Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

- Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ. 

- Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

                    Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .

                    FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

- Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

                    H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

                    H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

- H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.

                    Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

                    H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

7. Cách thực hiện phản ứng

- Cho Al2O3 phản ứng với dung dịch axit H2SO4 đặc tạo muối nhôm sunfat và nước.

8. Bạn có biết

 - Các oxit kim loại khác đạt hóa trị cao nhất cũng tác dụng với dung dịch axit H2SO4 tạo muối mới có hóa trị cao nhất và nước.

   - Oxit kim loại chưa đạt hóa trị cao nhất tác dụng với H2SO4 đặc xảy ra phản ứng oxi hóa khử tạo muối có hóa trị cao nhất và sản phẩm khử.

9. Bài tập liên quan

Câu 1. Thực hiện các thí nghiệm sau :

(a) Cho từ từ NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,

(b) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaOH,

(c) Cho từ từ NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3,

(d) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NH3.

(e) Cho từ từ HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(f) Cho từ từ NaAlO2 đến dư vào dung dịch HCl

(g) Cho từ từ Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaAlO2

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xuất hiện kết tủa là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 7.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 2. Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch NH3

D. Dung dịch nước vôi trong

Lời giải:

Đáp án: C
Khi cho dung dịch NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hidroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên sau đó kết tủa lại tan ra, còn đối với Al(OH)3 không tan trong NH3

Câu 3. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. AlCl3 và Na2CO3

B. HNO3 và NaHCO3

C. NaAlO2 và KOH

D. NaCl và AgNO3

Lời giải:

Đáp án: A

Cặp chất có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất đó không phản ứng với nhau

A. Không phản ứng

B. NaHCO3 + HNO→ NaNO3 + H2O + CO2

C. NaAlO2 + KOH → KAlO2 + NaOH

D. AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Câu 4. Nung hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 có tỷ lệ khối lượng 1:1, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y Thành phần của chất rắn Y

A. Al2O3, Fe, Al.

B. Al2O3, Fe, Fe3O4.

C. Al2O3, FeO, Al.

D. Al2O3, Fe.

Lời giải:

Đáp án: A

Coi nAl = nFe3O4= 1 (mol)

4Al + Fe3O4  → 2Al2O3+ 3Fe

1 → 0,25 (mol)

Al và Fe3O4 có tỉ lệ 1: 1 nên Fe3Osẽ dư

Vậy chất rắn sau phản ứng gồm: Al2O3; Fe và Fe3O

Câu 5. Trong các chất sau chất nào không có tính lưỡng tính

A. ZnSO4

B. Al(OH)3

C. KHCO3

D. Al2O3

Lời giải:

Đáp án: A

KHCOvừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazo nên là chất lưỡng tính

KHCO3 + HCl → KCl + CO2↑ + H2O

2KHCO3 + 2NaOH → K2CO3+ Na2CO3 + 2H2O

Al2O3 và Al(OH)2 vừa tác dụng dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch bazo mạnh.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl+ 3H2O

Al2O+ 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Al(OH)3+ 3HCl → AlCl3+ 3H2O

Al(OH)3+ NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Câu 6. Nhận định nào sau đây sai?

A. Dung dịch AlCl3 và Al2(SO3)3 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng

B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng tính

C. Al là kim loai nhẹ, dễ dát mỏng và có khả năng dẫn điện tốt

D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 7. Khẳng định nào sau đây là đúng

A. Ba là nguyên tố có tính khử mạnh nhất trong dãy kim loại kiềm thổ

B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường

C. Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh hơn kim loại kiềm

D. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba

Lời giải:

Đáp án: D

Mg và Be không phản ứng với nước ở điều kiện thường B sai.

Đi từ đầu nhóm IIA đến cuối nhóm theo chiều tăng dần điện tính hạt nhân tính kim loại (tính khử) tăng dần => Kim loại mạnh nhất là Ra; yếu nhất là Be. => A sai, D đúng.

Nhóm Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất => C sai.

Câu 8. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?

A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần

C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.

D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan,

Lời giải:

Đáp án: B

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)↓ + 3NaCl

Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)

NaOH + Al(OH)→ NaAlO2 + 2H2O

Câu 9. Nhôm bền trong môi trường nước và không khí là do

A. nhôm là kim loại kém hoạt động.

B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.

D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Nhôm là kim loại hoạt động mạnh.Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước, kể cả khi đun nóng.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit?

A. Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3.

B. Al2O3 bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao.

C. Al2O3 tan được trong dung dịch NH3.

D. Al2O3 là oxit không tạo muối.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

A. Đúng, Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3

4Al(NO3)3 to2Al2O3 + 12NO2 + 3O2.

B. Sai, CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học.

C. Sai, Al2O3không tan được trong dung dịch NH3

D. Sai, Al2O3 phản ứng với axit tạo muối.

VD: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá