Fe + Cl2 → FeCl3 | Fe ra FeCl3

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Fe + Cl2 → FeCl3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Fe + Cl2 → FeCl3

1. Phương trình phản ứng hóa học

            2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

- Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ: > 250oC

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

a. Bản chất của Fe (Sắt)

- Trong phản ứng trên Fe là chất khử.

- Fe là kim loại có tính khử trung bình tác dụng được với các phi kim như: S, O2, Cl2 ...

b. Bản chất của Cl2 (Clo)

- Trong phản ứng trên Cl2 là chất oxi hoá.

Clo có khả năng cho phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) ở điều kiện nhiệt độ để tạo thành các muối halogenua.

5. Tính chất hóa học

5.1. Tính chất hóa học của Fe

a. Tác dụng với phi kim 

Với oxi: 3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} Fe3O

Với clo: 2Fe + 3Cl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2FeCl3

Với lưu huỳnh: Fe + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} FeS

Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.

b. Tác dụng với dung dịch axit

Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội

c. Tác dụng với dung dịch muối

Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

5.2. Tính chất hóa học của Cl2

a. Tác dụng với kim loại

    Đa số kim loại và có to để khơi màu phản ứng tạo muối clorua (có hoá trị cao nhất )

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

b. Tác dụng với phim kim

(cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

c. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm

    Cl2 tham gia phản ứng với vai trò vừa là chất ôxi hóa, vừa là chất khử.

    c.1. Tác dụng với nuớc

    Khi hoà tan vào nước, một phần Clo tác dụng (Thuận nghịch)

Cl20 + H2O → HCl + HClO (Axit hipoclorơ)

    Axit hipoclorơ có tính oxy hoá mạnh, nó phá hửy các màu vì thế nước clo hay clo ẩm có tính tẩy màu do.

    c.2. Tác dụng với dung dịch bazơ

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

d. Tác dụng với muối của các halogen khác

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

e. Tác dụng với chất khử khác

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

f. Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng phân huỷ với một số hợp chất hữu cơ

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa 10 có đáp án

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo

7. Bạn có biết

- Sắt đă phản ứng với khí clo tạo thành sắt (III) clorua

8. Bài tập liên quan

Câu 1. Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất:

A. HCl, HClO

B. HClO, Cl2, H2O

C. H2O, HCl, HClO

D. H2O, HCl, HClO, Cl2

Lời giải:

Đáp án: D

Cl2 có phản ứng với nước như sau:

H2O + Cl2 ⇔ HCl + HClO (axit clohiđric và axit hipoclorơ)

Nó là hỗn hợp của dung dịch gồm Cl2, axit HCl và HClO có màu vàng lục nhạt và mùi rất hắc

Trong nước Clo có chứa Cl2, HCl, HClO, H2O.

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Lời giải:

Đáp án: B

Phương pháp điều chế Cltrong phòng thí nghiệm là cho HCl tác dụng với các chất có tính oxh mạnh

4HCl + MnO2\overset{t^{o} }{\rightarrow} MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Câu 3. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Lời giải:

Đáp án: A

Dung dịch H2SO4 đậm đặc được dùng để làm khô khí Cl2 ẩm 

Câu 4. Phản ứng xảy ra khi đốt cháy sắt trong không khí là

A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4.

B. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.

C. 2Fe + O2 → 2FeO.

D. tạo hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4.

Lời giải:

Đáp án: A

Câu 5. Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II)?

A. Cl2

B. dung dịch HNO3 loãng

C. dung dịch AgNO3 dư

D. dung dịch HCl đặc

Lời giải:

Đáp án: D

A. Fe + Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}FeCl3

B. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

C. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3+ Ag

D. Fe + HCl → FeCl2

Câu 6. Cho 5,4 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Zn tác dụng hoàn toàn với 90 ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng muối thu được là

A. 11,79 gam

B. 11,5 gam

C. 15,71 gam

D. 17,19 gam

Lời giải:

Đáp án: A

nHCl = 0,09. 2 = 0,18 (mol)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Từ (1) và (2) nH2 = 12nHCl = 0,09 (mol)

Theo định luật bảo toàn khối lượng

mhỗn hợp + maxit = mmuối + mhidro

=> mmuối = 5,4 + 0,18.36,5 - 0,09.2 = 11,79 gam

Câu 7. Cho 3,92 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,64 gam muối sunfat. Kim loại đã dùng là:

A. Mg

B. Al

C. Zn

D. Fe

Lời giải:

Đáp án: D

Gọi kim loại cần tìm là M có hóa trị n, công thức của muối sunfat là M2(SO4)n

2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2

2M gam (2M + 96n) gam

3,92 gam 10,64 gam

=> 2M. 10,64 = 3,92.(2M + 96n) => M = 28n

Biện luận để được kim loại là Fe

Vậy M là Fe => Công thức oxit: Fe2O3

Câu 8. Muối Fe(NO3)có lẫn ít muối AgNO3. Có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch Fe(NO3)2?

A. Zn

B. Fe

C. Cu

D. Ag

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 9. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 10,8 và 4,48.

B. 10,8 và 2,24.

C. 17,8 và 4,48.

D. 17,8 và 2,24.

Lời giải:

Đáp án: D

Sau phản ứng thu được hỗn hợp bột kim loại nên Fe còn dư, phản ứng tạo muối Fe2+

Số mol các chất có trong bài là:

nCu2+ = nCu(NO3)2 = 0,8.0,2 = 0,16 mol;

nNO3- = 2nCu(NO3)2 = 2. 0,16 = 0,32 mol;

nH+ = 2nH2SO4 = 0,4 mol

Phương trình phản ứng ion

3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O

0,15 ← 0,4 → 0,1 → 0,1

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

0,16 ← 0,16 → 0,16

Vậy nFe  = 0,15 + 0,16 = 0,31 mol

=> mKL sau = mFe dư + mCu => m - 0,31.56 + 0,16.64 = 0,6m

=> m = 17,8 gam

=> VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 10. Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe (III) ?

A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng

B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội

C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl

D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Lời giải:

Đáp án: D

Câu 11. Trong các phát biểu sau, câu nói sau đây đúng?

A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (III).

B. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

C. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử

D. Dung dịch FeCl3 không phản ứng được với kim loại Fe

Đáp án B

Fe phản ứng với HCl thu được muối sắt (II) => A sai

Vì Fe2+ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại Mg: Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe => C sai

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 => D sai

Câu 12. Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau?

A. Ba(NO3)2 + FeSO4

B. Fe(OH)2 + HNO3

C. Fe + HNO3 dư

D. FeO + NO2

Đáp án A

Để điều chế Fe(NO3)2, có thể cho Ba(NO3)2 tác dụng với FeSO4

Ba(NO3)2 + FeSO4 → Fe(NO3)2 + BaSO4

Câu 13. Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta cần thêm vào bình chất nào dưới đây

A. Một đinh Fe sạch.

B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Một dây Cu sạch.

D. Dung dịch H2SO4đặc.

Đáp án A

Người ta dùng đinh Fe sạch để sắt khử muối sắt(III) thành muối sắt(II):

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

Đánh giá

0

0 đánh giá