Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng . Mời các bạn đón xem:
Phương trình NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O
1. Phương trình phản ứng hóa học:
2NH3 + 3CuO → 3Cu + 2N2↑ + 3H2O
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
- Khi cho khí NH3 dư qua CuO nung nóng, có hiện tượng khí thoát ra
3. Điều kiện phản ứng
- Điều kiện: Nhiệt độ
4. Tính chất hóa học
Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.
a) Amoniac phản ứng với nước
NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-
b) Amoniac phản ứng với Axit → Muối Amoni
Thí dụ:
NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)
c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối
2NH3+ MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl
* Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan
Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.
Thí dụ:
ZnSO4+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2↓ + (NH4)2SO4
a) Amoniac tác dụng với O2
4NH3 + 5O2 → 4NO↑ + 6H2O
b) Amoniac tác dụng với Cl2
2NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6HCl
c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại
3CuO + 2NH3 →Cu + 3H2O + N2↑
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
4.2. Tính chất hóa học của Đồng oxit (CuO)
- Có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.
- Dễ bị khử về kim loại đồng.
Tác dụng với axít
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
Tác dụng với oxit axit
3CuO + P2O5 → Cu3(PO4)2
Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO...
H2 + CuO H2O + Cu
CO + CuO CO2 + Cu
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho khí NH3 dư qua CuO nung nóng.
6. Bạn có biết
7. Bài tập liên quan
Câu 1. Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là
A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng.
B. CuO không thay đổi màu.
C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh.
Đáp án C
Do khí NH3 có khả năng khử oxít của các kim loại đứng sau nhôm => NH3 khử CuO tạo ra Cu => hiện tượng là chất rắn màu đen chuyển sang màu đỏ
NH3 +CuO → Cu + N2 +H2O
đen đỏ
Câu 2. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Đáp án C
Để tách riêng NH3ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
Câu 3. Muối được làm bột nở trong thực phẩm là
A. (NH4)2CO3.
B. Na2CO3.
C. NH4HSO3.
D. NH4Cl.
Đáp án A
Muối được làm bột nở trong thực phẩm là (NH4)2CO3.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni?
A. Muối amoni bền với nhiệt.
B. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
C. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
D. các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.
Đáp án A
Tất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh.
(NH4)xA → xNH4+ + Ax-
Nếu muối amoni của axit mạnh (A là gốc axit của một axit mạnh) thì thủy phân tạo môi trường axit.
NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+
Muối amoni còn dễ bị phân hủy bởi nhiệt → NH3 và axit tương ứng.
Vậy Dung dịch của các muối amoni luôn có môi trường bazơ
Câu 5. Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được những chất rắn riêng biệt nào sau đây: ZnCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?
A. ZnCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3.
B. ZnCO3, Fe3O4, Al2O3.
C. Fe3O4, CuO, Al2O3.
D. ZnCO3, CuO, Al2O3.
Đáp án A
Dùng HNO3 có thể nhận biết được cả 4 chất.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Chất rắn tan dần, có khí không màu thoát ra chính là ZnCO3
ZnCO3+ 2HNO3 → Zn(NO3)2+ CO2 ↑ + H2O
+ Chất rắn tan dần có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra, dung dịch thu được màu vàng nâu đó chính Fe3O4
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 (vàng nâu) + NO + 14H2O
2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)
+ Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 (xanh) + H2O
+ Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch không màu
Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3(không màu) + 3H2O
Câu 6. Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ
D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra
Đáp án B
A sai vì muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion gốc axit
C sai vì khí làm quì hóa xanh
D sai vì khi nhiệt phân muối amoni chưa chắc ra khi amoniac.
Thí dụ: NH4NO2 → N2 + 2H2O
Câu 7. Axit nitric và axit photphoric cùng phản ứng với nhóm các chất sau:
A. CuCl2, NaOH, K2CO3, NH3
B. NaOH, K2O, NH3, Na2CO3
C. KCl, NaOH, K2SO4, NH3
D.CuSO4, MgO, KOH, NH3
Đáp án B
Axit nitric và axit photphoric cùng phản ứng với nhóm các chất: NaOH, K2O, NH3, Na2CO3
Câu 8. Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây
A. NaOH, HNO3
B. HNO3, AgNO3
C. NaOH, AgNO3
D. NaNO3, HNO3
Đáp án C
Phương trình phản ứng minh họa
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
NH4Cl + NaCO3 → 2NaCl + CO2 + H2O + 2NH3
8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Nitơ (N) và hợp chất:
NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O