Giải hóa học 10 trang 71 Chân trời sáng tạo

0.9 K

Với Giải hóa học lớp 10 trang 71 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải hóa học 10 trang 71 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 71 Hóa học 10: Hợp chất nào dưới đây được liên kết hydrogen liên phân tử

A. CH4

B. H2O

C. PH3

D. H2S

Phương pháp giải:

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N)

=> H2O có thể tham gia liên kết hydrogen liên phân tử

Đáp án B

Bài 2 trang 71 Hóa học 10: Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên

A. một ion dương

B. một ion âm

C. một lưỡng cực vĩnh viễn

D. một lưỡng cực tạm thời

Phương pháp giải:

Lưỡng cực tạm thời được hình thành do sự phân bố không đồng đều của các electron trong phân tử

Lời giải:

Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên một lưỡng cực tạm thời

Đáp án D

Bài 3 trang 71 Hóa học 10: Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. Ne

B. Xe

C. Ar

D. Kr

Phương pháp giải:

Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất. Khi khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng

Lời giải:

Trong cùng 1 nhóm, đi từ trên xuống dưới, khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng

=> Tương tác van der Waals tăng

=> Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng

=> Ne có nhiệt độ sôi thấp nhất

Đáp án A

Bài 4 trang 71 Hóa học 10: Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử:

a) Hydrogen fluoride

b) Ethanol (C2H5OH) và nước

Phương pháp giải:

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết

Lời giải:

a) Hydrogen fluoride: Nguyên tử H của phân tử HF này liên kết với nguyên tử F của phân tử HF khác (biểu diễn bằng 3 nét gạch ---)

 HF - Molecule of the Month - January 2021 (HTML version)

b) Ethanol (C2H5OH) và nước

- Ethanol (C2H5OH) và nước tồn tại 4 kiểu liên kết hydrogen như sau

   + H của C2H5OH liên kết hydrogen với O của H2O (I)

   + H của C2H5OH này liên kết hydrogen với O của C2H5OH khác (II)

   + H của H2O liên kết hydrogen với O của C2H5OH (III)

   + H của H2O này liên kết hydrogen với O của H2O khác (IV)  (ảnh 9)

Bài 5 trang 71 Hóa học 10: Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn? Giải thích

Phương pháp giải:

Chất nào có tham gia liên kết hydrogen thì có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn

Lời giải:

- N có độ âm điện lớn hơn P

=> Phân tử NH3 có khả năng tham gia liên kết hydrogen

=> Phân tử NH3 có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn

Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải hóa học 10 trang 67

Giải hóa học 10 trang 68

Giải hóa học 10 trang 69

Giải hóa học 10 trang 70

Giải hóa học 10 trang 71

Đánh giá

0

0 đánh giá