SBT Lịch sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải SBT Lịch sử lớp 8

616

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX trang 38, 39, 40 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bài 1 trang 38 SBT Lịch sử 8: Hãy trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1: So với các nước khác ở Châu Á, tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt là

A. bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu chiếm lược.

B. chế độ phong kiến mục nát.

C. nhà nước thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”.

D. một số bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải cách tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Trả lời:

So với các nước khác ở Châu Á, tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm khác biệt là một số bộ phận giai cấp thống trị sớm nhận thức được sự cần thiết phải canh tân, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Chọn: D

Câu 2: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian

A. tháng 1-1867

B. tháng 1-1868

C. tháng 1-1869

D. tháng 1-1870

Trả lời:

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian tháng 1 - 1868.

Chọn: B

Câu 3: Cuộc Duy tân Minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì

A. làm sụp đổ chế độ quân chủ, chính quyền chuyển vào tay tư sản, đứng đầu là Thiên hoàng.

B. những cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển.

C. do giai cấp tư sản tiến hành.

D. tất cả các ý trên.

Trả lời:

Cuộc Duy tân Minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì những cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá - giáo dục mang tính chất tư sản rõ rệt, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển.

Chọn: B

Câu 4: Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là

A. nền kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh.

B. sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ti độc quyền.

C. Nhật Bản tiến hành đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.

D. sự hình thành các công ti độc quyền và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng thuộc địa.

Trả lời:

Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là sự hình thành các công ti độc quyền và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng thuộc địa.

Chọn: D

Câu 5: Các vùng là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào Nhật Bản hồi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chủ yếu ở

A. Đông Bắc Á.

B. Đông Nam Á

C. Châu Á - Thái Bình Dương

D. Trung Quốc

Trả lời:

Các vùng là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào Nhật Bản hồi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chủ yếu ở Đông Bắc Á.

Chọn: A

Bài 2 trang 39 SBT Lịch sử 8: Hãy nối các mốc thời gian ở ô bên trái với nội dung lịch sử ở ô bên phải cho phù hợp.
SBT Lịch sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)
Trả lời:
SBT Lịch sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải SBT Lịch sử lớp 8 (ảnh 2)
Bài 3 trang 39 SBT Lịch sử 8: Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra cho nước này sự lựa chọn ra sao? Hãy liên hệ với tình hình chung ở các nước trong khu vực (châu Á) và Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử này.
 

* Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX:

- Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

- Các nước đế quốc tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, âm mưu xâm lược nước này.

* Tình hình đó đặt ra cho Nhật Bản sự lựa chọn: Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.

* Liên hệ:

- Đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

Bài 4 trang 40 SBT Lịch sử 8: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nêu nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị. 

- Về chính trị - xã hội: ...

- Về kinh tế: ...

- Về quân sự: ...

- Về văn hóa - giáo dục: ...

b) Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

a) Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị:

- Về chính trị - xã hội: 

+ Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.

+ Ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế:

+ Thống nhất thị trường, tiền tệ.

+ Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống,...

- Về quân sự: 

+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.

+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.

+ Phát triển kinh tế quốc phòng.

- Về văn hóa - giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

+ Chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.

+ Cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

b) Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:

- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

- Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị xâm lược.

Bài 5 trang 40 SBT Lịch sử 8: Tại sao nền kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh mẽ? Nêu những dấu hiệu chứng tỏ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Trả lời:

* Nền kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh mẽ vì:

- Do Nhật tiến hành hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa...

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.

* Những dấu hiệu chứng tỏ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa: 

- Sự xuất hiện của các công ty độc quyền gây lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế.

- Thực hiện chính sách bóc lột tối đa đối với nhân dân.

- Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên.

Đánh giá

0

0 đánh giá