Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 43, 44, 45 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Về kinh tế:
- Về chính trị - xã hội:
b) Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị:
Trả lời:
a)
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ.
+ Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
- Về chính trị - xã hội:
+ Xóa bỏ chế độ nông nô.
+ Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh đi du học ở phương Tây.
b) Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Giúp Nhật Bản giữ vững được độc lập, chủ quyền, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.
+ Làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, đưa Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.
☐ Đầu năm 1868, chế độ phong kiến Nhật Bản đã chấm dứt;
☐ Chính quyền phong kiến Sô-gun đã chuyển sang tay quý tộc tư sản do Thiên hoàng Minh Trị đứng đầu;
☐ Xóa bỏ cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc;
☐ Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ quyền sở hữu phong kiến về ruộng đất;
☐ Mở mang dân chủ, xóa bỏ áp bức, bóc lột;
☐ Thực hiện chính sách bành trướng, xâm lược thuộc địa.
Trả lời:
☒ Chính quyền phong kiến Sô-gun đã chuyển sang tay quý tộc tư sản do Thiên hoàng Minh Trị đứng đầu;
☒ Xóa bỏ cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc;
☒ Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ quyền sở hữu phong kiến về ruộng đất;
☐ Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi và Mít-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
☐ Các công ti độc quyền làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp, đường sắt, tàu biển,…
☐ Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành một số chính sách xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.
☐ Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, các đảo phía Nam Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc.
☐ Năm 1914, Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của đế quốc Nhật được mở rộng rất nhiều.
- Ý kiến nhận xét:
Trả lời:
☒ Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xưi và Mít-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
☒ Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành một số chính sách xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.
* Nhận xét:
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước đế quốc.
- Chủ nghĩa tư bản có hai giai đoạn phát triển là: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền (hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc). Nhật Bản cũng như các nước đế quốc khác: cũng xuất hiện các công ti độc quyền chi phối mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và cũng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- Tuy tiến lên chủ nghĩa tư bản, nhưng Nhật Bản vẫn duy trì thế lực của giới võ sĩ Samurai. Đây nhân tố quan trọng khiến cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản mang tính chất “phong kiến quân phiệt”.
“Ông lên ngôi vua năm 15 tuổi (1867). Năm 1868, ông buộc tướng quân Mạc phủ từ chức, trao quyền cho Thiên hoàng … Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Dưới thời Minh Trị, đã diễn ra cuộc Chiến tranh Trung - Nhật năm 1895 và chiến tranh Nga - Nhật năm 1905”.
Trả lời:
- Nhân vật được nhắc đến là: Thiên hoàng Minh Trị (1852 - 1912)
☐ Công nhân Nhật Bản phải sinh sống và làm việc trong những điều kiện hết sức tồi tệ.
☐ Nhân dân lao động Nhật Bản bị áp bức, bóc lột nặng nề.
☐ Ảnh hưởng của Cách mạng Nga 1905 - 1907.
☐ Hoạt động tích cực của Ca-tai-a-ma Xen và Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.
☐ Tất cả các ý kiến trên.
Trả lời:
Đáp án:
☒ Tất cả các ý kiến trên