Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải VBT Lịch sử lớp 8

534

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 38, 39, 40 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bài tập 1 trang 38 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Lợi dụng sự suy yếu của chính quyền phong kiến Mãn Thanh, từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước phương Tây (đi đầu là Anh và sau đó là các nước: Pháp, Mĩ, Nga, Đức, Nhật Bản....) đua nhau xâm lược, xâu xé Trung Quốc.

- Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quá trình xâm chiếm Trung Quốc của các nước đế quốc đã cơ bản hoàn thành. Trong đó: Đức chiếm vùng Sơn Đông, Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc...

Bài tập 2 trang 39 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy đọc và nêu nhận xét của em về Hiệp ước Nam Kinh được kí kết ngày 29-8-1842 giữa triều đình nhà Thanh và thực dân Anh sau Chiến tranh thuốc phiện:

- “Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho tự do thông thương là Quảng Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn, Thượng Hải.

- Trung Quốc cắt Hương Cảng cho Anh.

- Bồi thường cho Anh 21 000 000 bảng.

- Thuế nhập khẩu, xuất khẩu của Anh phải do hai bên bàn bạc.

- Anh được hưởng quyền lãnh sự tài phán ở Trung Quốc”.

Nhận xét:…

Trả lời:

Nhận xét:

- Hiệp ước Nam Kinh là hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà chính quyền phong kiến Mãn Thanh kí kết với các nước Đế quốc.

- Các điều khoản trong bản hiệp ước đã xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Trung Quốc. Như cắt đất, tự do thông thương,…

- Việc kí kết hiệp ước Nam Kinh được coi là bước mở đầu cho quá trình thỏa hiệp với đế quốc xâm lược của triều đình Mãn Thanh; đồng thời, gây sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Trung Quốc.

Bài tập 3 trang 39 Vở bài tập Lịch sử 8: Trình bày những hiểu biết của em về nhân vật Tôn Trung Sơn và nêu nội dung học thuyết Tam dân của ông

Trả lời:

* Tôn Trung Sơn:

- Tôn Trung Sơn (1866 - 1925), sinh ra ở Quảng Đông, trong một gia đình khá giả.

- Ông học tiểu học và trung học tại Honolulu, thuộc tiểu bang Hawaii, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.

- Năm 1883, ông về nước. Năm 1886 học tại Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên, thấy tình cảnh đất nước bị các nước đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

- Từ năm 1905 - 1925, ông giữ vai trò lãnh tụ tối cao của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

- Năm 1925, Tôn Trung Sơn bệnh nặng rồi qua đời tại Bắc Kinh.

* Nội dung học thuyết Tam dân:

- Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

- Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.

Bài tập 4 trang 39 Vở bài tập Lịch sử 8: Điền những nét chính về các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911 vào bảng dưới đây:

Niên đại

Dữ kiện lịch sử

1840 - 1842

 

1851 - 1864

 

1898

 

8 - 1905

 

10 - 10 - 1911

 


Trả lời:

Niên đại

Dữ kiện lịch sử

1840 - 1842

Cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược.

1851 - 1864

Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc.

1898

Cuộc vận động Duy Tân.

8 - 1905

Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

10 - 10 - 1911

Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương.

Bài tập 5 trang 40 Vở bài tập Lịch sử 8: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều lần lượt thất bại? Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (…) để trả lời:

Liên quân tám nước đế quốc: Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo - Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp …. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống … nhưng cuối cùng cũng bị đánh bại vì … thiếu … và bị triều đình Mãn Thanh ….

Cách mạng Tân Hợi cũng còn những …. Đây là cuộc cách mạng tư sản …, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực …. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp … không giải quyết được vấn đề … cho nông dân.

Trả lời:

Liên quân tám nước đế quốc: Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo - Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lượcnhưng cuối cùng cũng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất thiếu vũ khí và bị triều đình Mãn Thanh đàn áp.

Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Bài tập 6 trang 40 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy cho biết đoạn tiểu sử sau đây nói về nhân vật nào? Đánh giá của em về nhân vật đó:

“Ông là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều địa phong kiến Mãn Thanh và thiết lập nhà nước Trung Hoa Dân quốc. … Ngày 13 - 3 - 1925, ông từ trần. Đó là một tổn thất cho phong trào cách mạng Trung Quốc thời kì đó”.

Trả lời:

- Đoạn tiểu sử trên nói về nhân vật: Tôn Trung Sơn.

- Đánh giá:

+ Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú nhất và là lãnh tụ tối cao của phong trào cách mạng theo khuynh hướng Dân chủ tư sản ở Trung Quốc trong những thập niên đầu của thế kỉ XX.

+ Những hoạt động cách mạng của ông là đóng góp to lớn, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đầu thế kỉ XX phát triển.

Đánh giá

0

0 đánh giá