Giải Lịch Sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

1.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX lớp 8.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 59 SGK Lịch sử 8: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm lược Trung Quốc?

Trả lời:

Các nước đế quốc tranh nhau xâm lược Trung Quốc, vì:

- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản, có nền văn hóa rực rỡ.

- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX lâm vào tình trang suy yếu, khủng hoảng.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 60 SGK Lịch sử 8: Dùng lược đồ, trình bày đôi nét về diễn biến của phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Lược đồ phong trào Nghĩa Hòa đoàn

Trả lời:

* Đôi nét về diễn biến của phong trào Nghĩa Hòa đoàn:

- Năm 1899, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn - phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc.

- Từ năm 1899 đến tháng 5-1900, phong trào đấu tranh chủ yếu ở vùng Sơn Đông và Bắc Kinh.

- Từ tháng 5-1900 đến tháng 3-1901, phong trào lan rộng ra cả vùng Sơn Tây, Mãn Châu rộng lớn.

- Tuy nhiên, liên quân 8 nước đế quốc: Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a đã tiến hành dàn áp phong trào từ nhiều hướng.

- Lúc đầu, nhà Thanh hợp tác với Nghĩa Hòa Đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa.

- Tháng 9-1901, phong trào bị dập tắt.

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 62 SGK Lịch sử 8: Dựa theo lược đồ, trình bày một vài nét chính về diễn biến của Cách mạng Tân Hợi.

Trả lời:

* Vài nét về diễn biến của Cách mạng Tân Hợi:

- Tháng 8-1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân.

- Ngày 10-10-1911, dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương.

- Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tất cả các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và lên đến miền Bắc.

- Ngày 29-12-1911, chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc.

- Tháng 2-1912, Viên Thế Khải, vốn là một đại thần nhà Thanh, lên làm Tổng thống, thay Tôn Trung Sơn. Cách mạng coi như kết thúc.

Trả lời câu hỏi thảo luận 2 trang 62 SGK Lịch sử 8: Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911).

Trả lời:

* Kết quả:

- Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, thiết lập một nhà nước Cộng hòa - Trung Hoa dân quốc.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.

* Hạn chế: Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:

+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến.

+ Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu hỏi và bài tập (trang 62 sgk Lịch Sử 8)

Bài 1 trang 62 sgk Lịch sử 8: Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

- Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật cũng tranh nhau xâu xé, Trung Quốc ngày càng bị lệ thuộc vào các nước đế quốc.

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895) với sự thất bại của nhà Thanh, các nước đế quốc cũng lần lượt chiếm đóng các vùng:

+ Đức chiếm tỉnh Sơn Đông.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

+ Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc.

- Nhà Thanh lần lượt phải kí các hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc. Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập dần thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Bài 2 trang 62 sgk Lịch sử 8: Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911.

Trả lời:

* Niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911:

Bài 3 trang 62 sgk Lịch sử 8: Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.

Trả lời:

* Tôn Trung Sơn:

- Tôn Trung Sơn (1866 - 1925), sinh ra ở Quảng Đông, trong một gia đình khá giả.

- Ông học tiểu học và trung học tại Honolulu, thuộc tiểu bang Hawaii, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.

- Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.

* Học thuyết Tam dân:

- Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

- Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.

Bài 4 trang 62 sgk Lịch sử 8: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?

Trả lời:

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại, vì:

- Triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, nhu nhược đầu hàng và cấu kết với đế quốc.

- Nhân nhân thiếu nguồn nhân lực, vật lực cho cuộc chiến đấu.

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị thống nhất, vững mạnh. Thực lực của giai cấp tư sản còn yếu.

- Các nước đế quốc đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ.

Lý thuyết Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

I. Trung quốc bị các nước đế quốc chia xẻ

- Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.

- Từ năm 1840 đến năm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước PHONG KIẾN ĐỘC LẬP nước NỬA THUỘC ĐỊA, NỬA PHONG KIẾN.

- Sau CHIẾN TRANH THUỐC PHIỆN, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX:

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân trung quốc cuối thế kỉ xix – đầu thế kỉ XX

*Bảng phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

III. Cách mạng tân hợi

1. Về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân:

- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã lớn mạnh rất nhiều vào đầu thế kỉ XX. Do bị tư bản nước ngoài chèn ép, giai cấp tư sản Trung Quốc đã bước lên vũ đài chính trị và thành lập các tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại biểu ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

- Tháng 8 - 1905, Tôn Trung Sơn cùng với các đồng chí của ông đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc”.

2. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng:

- Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.

3. Diễn biến:

4. Ý nghĩa:

- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển.

- Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

- Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là:

+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.

+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.

+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá