Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải SBT Lịch sử lớp 8 trang 30, 31, 32, 33 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Lịch sử 8 SBT Lịch sử 8 Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Trung Quốc là:
A. Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
B. Chế độ phong kiến Trung Quốc khủng hoảng, thối nát.
C. Do chính sách “bế quan toả cảng“ của chính quyền Mãn Thanh.
D. Triều đình nhà Thanh tịch thu, đốt thuốc phiện của thương nhân Anh.
Trả lời:
Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Trung Quốc là Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
Chọn: A
Câu 2: Trung Quốc bị chia xẻ bởi các nước tiêu biểu như:
A. Anh, Nhật Bản, Hà Lan, I-ta-li-a.
B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
C. Nga, Mĩ, Ca-na-da, Nhật Bản
D. Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản
Trả lời:
Trung Quốc bị chia xẻ bởi các nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản.
Chọn: D
Câu 3: Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911 là
A. Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc
B. Phong trào duy tân năm mậu tuất (1898)
C. Phòng trào Nghĩa Hoà Đoàn
D. Cách mạng Tân Hợi 1911
Trả lời:
Đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ năm 1840 đến năm 1911 là cách mạng Tân Hợi 1911.
Chọn: D
Câu 4: Cuối thế kỉ XIX, những người theo phái Duy Tân của Trung Quốc chủ chương
A. Cải cách chính trị, thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến.
B. Chấn hưng kinh tế, phát triển nền kinh tế tư bản dân tộc
C. Cải cách văn hoá, bài trừ những thủ tục lạc hậu
D. Hợp tác với các nước tư bản phương Tây để phát triển nền kinh tế TBCN ở Trung Quốc.
Trả lời:
Cuối thế kỉ XIX, những người theo phái Duy tân của Trung Quốc chủ trương cải cách chính trị, thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến.
Chọn: A
Câu 5: Nguyên nhân khiến phong trào Duy tân thất bại là
A. Phòng trào diễn ra khi Trung Quốc đã bị các nước đế quốc nô dịch.
B. Phái Duy tân thiếu kiên quyết, triệt để trong quá trình thực hiện mục tiêu.
C. Lực lượng của phái Duy tân quá yếu, không dựa vào quần chúng, không phát động phong trào cách mạng trong quần chúng.
D. Thế lực phong kiến bảo thủ đứng đầu là Từ Hi thái hậu, còn rất mạnh.
Trả lời:
Nguyên nhân khiến phong trào Duy tân thất bại là lực lượng của phái Duy tân quá yếu, không dựa vào quần chúng, không phát động phong trào cách mạng trong quần chúng.
Chọn: C
Câu 6: Mục tiêu đấu tranh của nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn là
A. chống để quốc
B. chống đế quốc, chống triều đình phong kiến đầu hàng.
C. chống chế độ phong kiến
D. chống triều đình Mãn Thanh, đứng đầu là Từ Hi thái hậu.
Trả lời:
Mục tiêu đấu tranh của nghĩa quân Nghĩa Hoà Đoàn là chống để quốc.
Chọn: A
Câu 7: Mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh hội là gì?
A. Đánh đổ để quốc xâm lược, đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.
B. Đánh đổ phon kiếng, đem lại ruộng đất cho nhân dân
C. Đánh đổ phong kiến, khôi phục đất nước, thành lập Dân quốc, chia ruộng đất cho nông dân.
D. Đánh đổ để quốc, phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân.
Trả lời:
Mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh hội là đánh đổ phong kiến, khôi phục đất nước, thành lập Dân quốc, chia ruộng đất cho nông dân.
Chọn: C
Câu 8: Kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) là
A. giành được độc lập cho Trung Quốc.
B. giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.
C. đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
D. giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa để quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc.
Trả lời:
Kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
Chọn: C
1. ☐ cuộc "chiến tranh thuốc phiện" (1840- 1842) mở đầu cho quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
2. ☐ lãnh đạo phòng trào Duy tân ở Trung Quốc những năm cuối thế kỉ XIX là vua Quang Tự.
3. ☐ sáng lập ra Trung Quốc Đồng minh hội là Viên Thế Khải.
4. ☐ chính sách thủ cựu, phản động của triều đình Mãn Thanh là một nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho phòng trào cách mạng ở Trung Quốc thất bại.
5. ☐ cách mạng Tân Hợi còn nhiều điểm hạn chế cho nên ít ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của các nước trong khu vực.
Trả lời:
Đúng: 1, 4
Sai: 2, 3, 5
Trả lời:
- Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
- Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924:
+ Chủ nghĩa dân tộc.
+ Chủ nghĩa dân quyền.
+ Chủ nghĩa dân sinh.
- Ý nghĩa:...
- Tính chất:...
- Hạn chế:...
Trả lời:
- Ý nghĩa:
+ Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo.
+ Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.
- Tính chất: Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Hạn chế: Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để:
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+ Chưa đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, chưa đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc.
+ Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo đồng minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất.