Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX | Giải VBT Lịch sử lớp 8

848

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 27, 28, 29, 30 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Bài tập 1 trang 27 Vở bài tập Lịch sử 8:Chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thường được gọi là gì? Vì sao lại gọi như vậy?

Trả lời:

- Chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX được gọi là: Chủ nghĩa tư bản độc quyền (hay chủ nghĩa đế quốc).

- Vì đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản giai đoạn này là: Sự hình thành các tổ chức độc quyền; và tăng cường xâm lược thuộc địa.

Bài tập 2 trang 27 Vở bài tập Lịch sử 8: Theo em, nguyên nhân nào sau đây đưa nền công nghiệp nước Anh tụt xuống hàng thứ ba thế giới? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng.

☐ Anh mất dần địa vị đứng đầu thế giới về công nghiệp.

☐ Do nền công nghiệp ở Anh phát triển sớm.

☐ Hàng loạt các trang thiết bị, máy móc của Anh đã trở nên cũ kĩ, lạc hậu.

☐ Giai cấp tư sản Anh đầu tư vào công nghiệp nhưng bị thua lỗ.

☐ Anh chỉ lo bóc lột công nhân hơn là đổi mới phát triển công nghiệp.

☐ Chú trọng đầu tư sang các nước thuộc địa, không quan tâm đến đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

☐ Anh bị các nước tư bản khác chèn ép.

Trả lời:

☒ Do nền công nghiệp ở Anh phát triển sớm.

☒ Hàng loạt các trang thiết bị, máy móc của Anh đã trở nên cũ kĩ, lạc hậu.

☒ Chú trọng đầu tư sang các nước thuộc địa, không quan tâm đến đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước

Bài tập 3 trang 27 Vở bài tập Lịch sử 8: Chính sách đối nội và đối ngoại của nước Anh giai đoạn đế quốc chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào?

- Về đối nội:

- Về đối ngoại:

- Như vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là:

Trả lời:

- Về đối nội:

+ Duy trì chế độ Quân chủ lập hiến do hai đảng: Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

+ Thi hành các chính sách bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

- Về đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu.

=> Như vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”

Bài tập 4 trang 28 Vở bài tập Lịch sử 8: Tình hình phát triển kinh tế của nước Pháp từ năm 1870 có nét gì nổi bật?

- Về tốc độ phát triển:

- Nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của nền kinh tế Pháp:

Trả lời:

- Về tốc độ phát triển: chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới tụt xuống thứ tư.

- Nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của nền kinh tế Pháp:

+ Do hậu quả của chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871).

+ Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra tương đối sớm, hệ thống máy móc trong sản xuất công nghiệp đã dần lỗi thời, lạc hậu.

Bài tập 5 trang 28 Vở bài tập Lịch sử 8: Chính sách đối nội - đối ngoại của đế quốc Pháp có điểm gì nổi bật?

- Về đối nội:

- Về đối ngoại:

Trả lời:

- Về đối nội:

+ Nền cộng hòa thứ ba được thành lập sau cách mạng 4 - 9 - 1870.

+ Thi hành các chính sách đàn áp, bóc lột nhân dân, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Về đối ngoại:

+ Tăng cường xâm lược thuộc địa.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức cho vay lãi

Bài tập 6 trang 28 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước nội dung khẳng định đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

☐ Pháp thi hành chính sách đàn áp nhân dân.

☐ Tập trung ngân hàng ở Pháp đạt mức độ cao.

☐ Pháp xâm lược thuộc địa và đầu tư khai thác thuộc địa.

☐ Pháp là nước đứng thứ hai sau Anh về xuất khẩu tư bản.

☐ Nước Pháp cho các nước chậm tiến vay nặng lãi.

Trả lời:

☒ Pháp xâm lược thuộc địa và đầu tư khai thác thuộc địa.

☒ Pháp là nước đứng thứ hai sau Anh về xuất khẩu tư bản.

☒ Nước Pháp cho các nước chậm tiến vay nặng lãi.

Bài tập 7 trang 29 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ khi thống nhất đất nước (18 - 1 - 1871), nền kinh tế Đức phát triển mạnh mẽ. Đánh dấu Đ (nếu đúng) hoặc S (nếu sai) vào ô trống trước các câu sau đây:

 

Nước Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa.

 

Kinh tế Đức vượt qua nước Anh và ngang bằng với Pháp.

 

Sản xuất công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ.

 

Công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt nhờ có thị trường thống nhất, được bồi thường chiến tranh và biết ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học trong sản xuất.

 

Nhờ có kinh tế phát triển, các công ty độc quyền của Đức đã xuất hiện.

 

Đức đứng đầu thế giới về sản lượng thép và than đá.

Trả lời:

Đ

Nước Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa.

S

Kinh tế Đức vượt qua nước Anh và ngang bằng với Pháp.

Đ

Sản xuất công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ.

Đ

Công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt nhờ có thị trường thống nhất, được bồi thường chiến tranh và biết ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học trong sản xuất.

Đ

Nhờ có kinh tế phát triển, các công ty độc quyền của Đức đã xuất hiện.

S

Đức đứng đầu thế giới về sản lượng thép và than đá.

Bài tập 8 trang 29 Vở bài tập Lịch sử 8: Tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

- Về chính trị:

- Về đối nội:

- Về đối ngoại:

Trả lời:

- Về chính trị: theo thể chế Liên bang. Mặc dù Quốc hội có Hiến pháp, Đức vẫn là nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

- Về đối nội: thi hành chính sách đối nội phản động.

+ Đề cao chủng tộc Đức.

+ Đàn áp phong trào công nhân.

+ Truyền bá bạo lực.

- Về đối ngoại:

+ Tích cực chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

+ Phát động chiến tranh để chia lại thị trường và thuộc địa.

Bài tập 9 trang 29 Vở bài tập Lịch sử 8: Theo em, chủ nghĩa đế quốc Đức có phải là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến” không? Vì sao?

Trả lời:

- Chủ nghĩa đế quốc Đức là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

- Vì:

+ Tính “quân phiệt”: Mặc dù đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

+ Tính “hiếu chiến”: Thi hành những chính sách đối nội - đối ngoại phản động, hiếu chiến, như: tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường xâm lược thuộc địa, Đức mong muốn phát động một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới

Bài tập 10 trang 30 Vở bài tập Lịch sử 8: Nền kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có những điểm gì nổi bật?

Trả lời:

Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất.

* Về công nghiệp:

- Từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

- Xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị.

* Về nông nghiệp:

- Đạt được những thành tựu lớn. Trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu

Bài tập 11 trang 30 Vở bài tập Lịch sử 8: Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX phát triển nhanh chóng? Em hãy điền dấu x vào ô trống chỉ nội dung đúng.

☐ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

☐ Thị trường trong nước không ngừng được mở rộng.

☐ Hàng hóa của Mĩ luôn có mặt khắp các thị trường trên thế giới.

☐ Mĩ có nhiều thuộc địa ở các châu lục.

☐ Biết ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật trong sản xuất.

☐ Biết lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu.

☐ Nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá nên có điều kiện hòa bình để phát triển.

Trả lời:

Trả lời:

☒ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

☒ Thị trường trong nước không ngừng được mở rộng.

☒ Biết ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật trong sản xuất.

☒ Biết lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu.

☒ Nước Mĩ không bị chiến tranh tàn phá nên có điều kiện hòa bình để phát triển.

Bài tập 12 trang 30 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy phác họa lại những nét nổi bật của tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Về chính trị:

- Về đối nội:

- Về đối ngoại:

Trả lời:

- Về chính trị: Đề cao vai trò Tổng thống, do hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.

- Về đối nội: Thi hành các chính sách phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Về đối ngoại:

+ Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương.

+ Gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa.

+ Can thiệp vào khu vực Mĩ Latinh bằng sức mạnh của quân sự và đồng đôla

Đánh giá

0

0 đánh giá