Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX trang 17, 18, 19, 20, 21, 22 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Câu 1: Đặc điểm kinh tế, chính trị nổi bật của nước Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
A. mất dần vị trí số 1 thế giới về công nghiệp, nhưng vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
B. hệ thống thuộc địa bị thu hẹp dần do tình trạng tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn.
C. nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối đời sống kinh tế đất nước.
D. cả A & C.
Trả lời:
Đặc điểm kinh tế, chính trị nổi bật của nước Anh cuối thế kỉ thứ XIX - đầu thế kỉ XX là mất dần vị trí số 1 thế giới về công nghiệp, nhưng vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối đời sống kinh tế đất nước.
Chọn: D
Câu 2: Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là:
A. 20 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới.
B. 25 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới.
C. 28 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới.
D. 33 triệu km2, dân số 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới.
Trả lời:
Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là 33 triệu km2, dân số 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới.
Chọn: D
Câu 3: Sự tập trung sản xuất, hình thành các công ti độc quyền ở Pháp diễn ra mạnh mẽ trong ngành
A. Công nghiệp khai khoáng
B. Công nghiệp nặng
C. Công nghiệp - tài chính
D. Ngân hàng
Trả lời:
Sự tập trung sản xuất, hình thành các công ti độc quyền ở Pháp diễn ra mạnh mẽ trong ngành ngân hàng.
Chọn: D
Câu 4: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại là
A. ảnh hưởng của chiến tranh Pháp - Phổ
B. Pháp chỉ chú trọng xuất cảng tư bản.
C. thị trường trong nước thu hẹp, sức mua ngày càng giảm.
D. không quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp trong nước.
Trả lời:
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại là ảnh hưởng của chiến tranh Pháp - Phổ.
Chọn: A
Câu 5: Ý không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng là
A. có hệ thống thuộc địa rộng lớn
B. giành được nhiều nguồn lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp - Phổ
C. thị trường dân tộc được thống nhất
D. ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học - kĩ thuật
Trả lời:
Nguyên nhân khiến nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng là: Đức giành được nhiều nguồn lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp - Phổ, thị trường dân tộc được thống nhất, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Chọn: A
Câu 6: Quá trình tập trung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong ngành
A. luyện kim, than đá, điện, hoá chất
B. công nghiệp nhẹ
C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải
D. tài chính, ngân hàng
Trả lời:
Quá trình tập trung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong ngành luyện kim, than đá, điện, hoá chất.
Chọn: A
Câu 7: Nền kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt trong thời gian
A. những năm 30 của thế kỉ XIX
B. giữa thế kỉ XIX
C. 30 năm cuối thế kỉ XIX
D. 20 năm cuối thế kỉ XIX
Trả lời:
Nền kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt trong thời gian 30 năm cuối thế kỉ XIX.
Chọn: C
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng được mở rộng
B. Hệ thống thuộc địa tương đối rộng lớn
C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hoá sản xuất
D. Lợi dụng nguồn đầu tư của Châu Âu và hoàn cảnh hoà bình lâu dài để phát triển kinh tế
Trả lời:
Nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng được mở rộng, ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hoá sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của Châu Âu và hoàn cảnh hoà bình lâu dài để phát triển kinh tế.
Chọn: B
* Nước Anh:
- Về kinh tế:
- Về chính trị:
* Nước Pháp:
- Về kinh tế:
- Về chính trị:
Trả lời:
* Nước Anh:
- Về kinh tế:
+ Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
+ Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Về chính trị:
- Về hình thức, nước Anh là một vương quốc nhưng thực chất theo chế độ đại nghị gồm thượng viện và hạ viện. Hai đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền.
- Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
* Nước Pháp:
- Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
- Về chính trị:
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2
Nội Dung |
Đ |
S |
1. Là nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất, đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. |
|
|
2. Nhiều công ty độc quyền khổng lồ ra đời, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị của đất nước. |
|
|
3. Do tập trung phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp ở Mĩ không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho người dân. |
|
|
4. Nước Mĩ theo thể chế quân chủ lập hiến, do hai đảng - đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ, thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyên lợi cho giai cấp tư sản. |
|
|
5. Mở rộng biên giới và tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, dùng sức mạnh của vũ lực và đông đôla để can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ. |
|
|
Trả lời:
Đúng: 1, 2, 5
Sai: 3, 4