Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 6 (mới 2023 + 17 câu trắc nghiệm): Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Tải xuống 13 2.2 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và 17 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX môn Lịch sử lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Lịch sử lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

LỊCH SỬ 8 BÀI 6 : CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX 

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ

1. Anh

* Kinh tế:

- Năm 1870, Anh dẫn đầu nền kinh tế thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX, Kinh tế Anh tụt xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:

+ Công nghiệp Anh phát triển sớm, kỹ thuật lạc hậu.

+ Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời (có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới, nguyên nhiên liệu, nhân công rẻ )

- Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa.

- Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

* Chính trị:

- Hai đảng – Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

- Chính sách ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh xâm lược. Đến năm 1914 thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 với 400 triệu người.

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX hay, chi tiết

Lược đồ hệ thống thuộc địa Anh, nguồn: Internet

2. Đế quốc Pháp:

* Kinh tế

- Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh, xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:

+ Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức.

+ Pháp nghèo tài nguyên.

+ Tư sản xuất khẩu tư bản,phần lớn cho Thổ, Nga,Cận Đông, Trung Âu, Mỹ la tinh vay lấy lãi,…. đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”

- Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hạng tư, đã chi phối rất nhiều nền kinh tế Pháp,

- Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới.

- Giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi.

Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “ Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

* Chính trị

- Đàn áp nhân dân.

- Tích cực chạy đua vũ trang và xâm lược thuộc địa.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX hay, chi tiết

Lược đồ hệ thống thuộc địa Pháp , nguồn: Internet

3. Đế quốc Đức :

* Kinh tế

- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX hình thành các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất.

* Chính trị:

- Thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

- Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.

- Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là “Chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến”.

Chủ nghĩa đế quốc Đức là “ Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX hay, chi tiết

Lược đồ hệ thống thuộc địa Đức , nguồn: Internet

4. Đế quốc Mỹ :

* Kinh tế:

- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất.

+ Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu.

+ Đất nước hòa bình lâu dài.

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ. Đứng đầu những công ty đó là những ông “vua”.

- Nông nghiệp đạt được những thành tựu lớn, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

* Chính trị:

- Đề cao vai trò Tổng thống, hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền. Các chính sách đa số đều phục vụ cho giai cấp tu sản.

- Tăng cường bành trướng lãnh thổ và thuộc địa ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mỹ bằng sức mạnh vũ lực và đồng đô la.

II. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh đồng thời làm tăng việc cạnh tranh, tập trung sản xuất và tư bản. Dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền chi phối rất nhiều đến đời sống xã hội của người dân.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa chuẩn bị chia lại thế giới

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đều đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã được phân chia xong.

Phần 2: 17 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Câu 1: Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là  

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.  

B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.  

C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.    

D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

Lời giải

Chế độ chính trị của Mĩ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng – Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, thay nhay cầm quyền thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?  

A. Vươn lên đứng thứ 2 thế giới  

B. Vươn lên đứng thứ 1 thế giới  

C. Đứng hàng thứ 3 thế giới  

D. Đứng hàng thứ 4 thế giới

Lời giải

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ có sự phát triển nhanh chóng. Từ vị trí thứ 4 Mĩ đã vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước  

B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.  

C. Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân  D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Lời giải

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc đại hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?  

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế chính quốc phát triển  

B. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh  

C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào  

D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu

Lời giải

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa vì vốn đầu tư vào thuộc địa ít mà thu lãi nhanh. Tuy nhiên, chính điều này lại là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu vị thế của Anh đối với các nước đế quốc khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Vì sao đế quốc Anh được gọi  là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?  

A. Nước Anh là đế quốc cho vay lãi nhiều nhất thế giới.  

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.  

C. Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.  

D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Lời giải

Đế quốc Anh được gọi  là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới  với khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, chiếm ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 3 lần thuộc địa của Pháp và 12 lần thuộc địa của Đức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?  

A. Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất  

B. Thị trường dân tộc được thống nhất  

C. Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ  

D. Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội

Lời giải

Thành công từ công cuộc thống nhất đất nước đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của kinh tế Đức. Hơn nữa do giành được những quyền lợi từ Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp- Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học- kĩ thuật vào sản xuất => kinh tế Đức phát triển nhanh chóng, vượt Anh, Pháp, vươn lên đứng đầu châu Âu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước  

A. Quân chủ lập hiến  

B. Quân chủ chuyên chế  

C. Cộng hòa tổng thống  

D. Cộng hòa liên bang

Lời giải

Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Nước nào được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?  

A. Anh  

B. Pháp  

C. Đức  

D. Mĩ

Lời giải

Pháp được mệnh danh là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì các Pháp xuất khẩu tư bản ra nước ngoài phần lớn dưới hình thức cho vay lãi nặng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?    

A. Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.

B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.    

C. Pháp tập trung cho vay lấy lãi.

D. Kinh tế Pháp phát triển không đều.

Lời giải

Do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp- Phổ  (1870-1871), nhịp độ phát triển công nghiệp Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ 4

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đến cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng sau những nước nào?  

A. Đức, Nga, Mỹ.  

B. Mỹ, Đức, Anh.  

C. Mỹ, Nga, Trung Quốc.  

D. Nga, Pháp, Hà Lan.

Lời giải

Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân  

B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt  

C. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược  

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Lời giải

Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?  

A. Thị trường trong nước không ngừng mở rộng.  

B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.  

C. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.  

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Lời giải

Công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển trong điều kiện thuận lợi như:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng triệu nhân lực nhập cư của thế giới (nhất là từ châu Âu).

- Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.

- Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Tại sao nước Mĩ được mệnh danh là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

A. Hình thành các Các-ten không lồ.

B. Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.

C. Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.

D. Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.

Lời giải

Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc => hình thành các tổ chức độc quyền là những tơ-rớt, đứng đầu là những ông vua công nghiệp lớn như: “vua dầu mỏ”

Rôc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho... Đây là lí do gọi Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?  

A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa  

B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.  

C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.  D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư tất cả vào các thuộc địa.

Lời giải

- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp là cho vay lãi để thu lợi nhuận, bao gồm cả nước giàu và nghèo.

- Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Anh là đầu tư trực tiếp cho thuộc địa(xây dựng nhà máy xí nghiệp...) do vốn đầu tư ít mà thu lãi nhanh. Hơn nữa còn do Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới nên đầu tư cho thuộc địa sẽ là lợi thế của Anh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là gì?  

A. Hình thành các siêu đô thị  

B. Hình thành các trung tâm công nghiệp  

C. Hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia  

D. Hình thành các tổ chức độc quyền

Lời giải

Điểm tương đồng trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là hình thành các công ty độc quyền khống chế, chi phối toàn bộ nền kinh tế- chính trị- xã hội của quốc gia đó

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là  

A. Các-ten và tơ-rớt  

B. Các-ten và Xanh-đi-ca  

C. Xanh-đi-ca và Tơ-rớt  

D. Công-xoóc-xi-om và Công-lô-mê-rat

Lời giải

Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là Xanh-đi-ca và Tơ-rớt-

- Xanh-đi-ca: tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lí nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm.

- Tơ-rớt là hình thức liên kết trong đó các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần. Quá trình sản xuất và lưu thông tập trung vào ban điều hành chung. Tơ-rớt có quy môn lớn hơn Các-ten và Xanh-đi-ca.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến gì của chủ nghĩa tư bản  

A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh  

B. Sự hình thành chủ nghĩa thực dân  

C. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền  

D. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Lời giải

Sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản đã dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các ngành kinh tế, sau đó mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.

Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống