Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 15: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, động vật sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, động vật. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 15: Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, động vật
Câu 1: Để quan sát hoạt động của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm phân cần sử dụng cụ nào sau đây?
A. Kính hiển vi.
B. Kính lúp.
C. Kính viễn vọng.
D. Kính thiên văn.
Đáp án đúng là: A
Để quan sát hoạt động của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân và giảm phân cần sử dụng kính hiển vi.
Câu 2: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì
A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn.
B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn.
C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản.
D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm.
Đáp án đúng là: A
Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành chủ yếu vì đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn – đây là những tế bào còn non, chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục nên có nhiều tế bào đang ở các kì phân bào khác nhau.
Câu 3: Để làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây?
A. Tinh hoàn châu chấu.
B. Cánh châu chấu.
C. Mắt châu chấu.
D. Chân châu chấu.
Đáp án đúng là: A
Quá trình giảm phân chỉ xảy ra đối với tế bào sinh dục chín → Trong các mẫu vật trên, để làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật có thể sử dụng tinh hoàn châu chấu.
Câu 4: Để làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây?
A. Hoa hẹ.
B. Lá hẹ.
C. Rễ hẹ.
D. Thân hẹ.
Đáp án đúng là: A
Quá trình giảm phân chỉ xảy ra đối với tế bào sinh dục chín → Trong các mẫu vật trên, để làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào thực vật có thể sử dụng hoa hẹ.
Câu 5: Khi làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân ở rễ hành, cần sử dụng acid HCl 1,5 N nhỏ vào rễ hành và để yên khoảng 5 phút ở 60 oC nhằm
A. nhuộm màu cho các nhiễm sắc thể của tế bào.
B. phá vỡ tế bào hoàn toàn để giải phóng các nhiễm sắc thể.
C. thủy phân toàn bộ các bào quan trong tế bào chỉ để lại nhân.
D. thủy phân thành tế bào để làm đầu rễ mềm giúp dàn đều tế bào trên lam kính.
Đáp án đúng là: D
Khi làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân ở rễ hành, cần sử dụng acid HCl 1,5 N nhỏ vào rễ hành và để yên khoảng 5 phút ở 60 oC nhằm thủy phân thành tế bào để làm đầu rễ mềm giúp dàn đều tế bào trên lam kính.
Câu 6: Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là
A. làm cho NST bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
B. làm cho tế bào chất bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
C. làm cho màng nhân biến mất, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
D. làm cho các NST ngừng di chuyển, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
Đáp án đúng là: A
Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là làm cho NST bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
Câu 7: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Đáp án đúng là: B
Quan sát hình trên thấy các nhiễm sắc thể đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào đang ở kì giữa.
Câu 8: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì giữa II.
D. Kì đầu II.
Đáp án đúng là: C
Quan sát hình trên thấy có 2 tế bào cạnh nhau, các nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào đang ở kì giữa II.
Câu 9: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì sau I.
D. Kì cuối I.
Đáp án đúng là: C
Quan sát hình trên thấy có 1 tế bào, các nhiễm sắc thể trong tế bào đang phân li về hai cực của tế bào → Tế bào đang ở kì sau I.
Câu 10: Quan sát một tế bào lúa nước đang trong quá trình phân bào nguyên phân, người ta quan sát thấy có 24 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. Tế bào này đang ở
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
Đáp án đúng là: B
Các nhiễm sắc thể kép đang xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo → Tế bào này đang ở kì giữa.
Câu 11: Ở hành ta 2n = 16, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là
A. 8.
B. 16.
C. 24.
D. 32.
Đáp án đúng là: D
Ở kì sau của nguyên phân, các chromatid tách nhau ở tâm động → Số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào lúa nước ở cuối kì sau của nguyên phân là 16 × 2 = 32.
Câu 12: Ở hành ta 2n = 16. Quan sát 1 tế bào hành ta đang thực hiện nguyên phân thấy các nhiễm sắc thể xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Số nhiễm sắc thể có trong tế bào này là
A. 8.
B. 16.
C. 24.
D. 32.
Đáp án đúng là: B
Các nhiễm sắc thể của tế bào đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Ở kì giữa của nguyên phân, tế bào chứa 2n nhiễm sắc thể kép → Số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào hành ta trên là 16.
Câu 13: Ở ruồi giấm 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy các nhiễm sắc thể xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào này đang ở
A. kì giữa của quá trình nguyên phân.
B. kì cuối của quá trình nguyên phân.
C. kì giữa I của quá trình giảm phân.
D. kì giữa II của quá trình giảm phân.
Đáp án đúng là: C
Các nhiễm sắc thể xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào này đang ở kì giữa I của quá trình giảm phân.
Câu 14: Ở ruồi giấm 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy các nhiễm sắc thể xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Số nhiễm sắc thể có trong tế bào này là
A. 4.
B. 8.
C. 16.
D. 32.
Đáp án đúng là: B
Các nhiễm sắc thể xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào này đang ở kì giữa I của quá trình giảm phân. Tại kì giữa I của quá trình giảm phân, tế bào chứa 2n nhiễm sắc thể kép → Số nhiễm sắc thể có trong tế bào này là 8.
Câu 15: Một tế bào của loài A đang tiến hành phân bào. Người ta quan sát thấy có 8 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Bộ nhiễm sắc thể của loài A là
A. 2n = 4 hoặc 2n = 16.
B. 2n = 16 hoặc 2n = 24.
C. 2n = 8 hoặc 2n = 16.
D. 2n = 4 hoặc 2n = 8.
Đáp án đúng là: C
Tế bào có 8 nhiễm sắc thể kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → Tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc kì giữa của quá trình giảm phân II. Nếu tế bào ở kì giữa của quá trình nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của loài A là 2n = 8. Nếu tế bào ở kì giữa của quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của loài A là 2n = 16.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 14: Giảm phân
Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 16: Công nghệ tế bào
Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật