20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều 2024) có đáp án: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

5.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Câu 1: Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm ở

A. pha tiềm phát.

B. pha lũy thừa.

C. pha cân bằng.

D. pha suy vong.

Đáp án đúng là: D

Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm ở pha suy vong.

Câu 2: Để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng có thể thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Bổ sung thêm một lượng vi sinh vật giống thích hợp.

B. Bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng vào môi trường.

C. Bổ sung thêm khí oxygen với nồng độ thích hợp.

D. Bổ sung thêm khí nitrogen với nồng độ thích hợp.

Đáp án đúng là: B

Một trong những nguyên nhân khiến cho mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể hầu như không tăng ở pha cân bằng là do chất dinh dưỡng bắt đầu thiếu hụt cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn → Để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng có thể thực hiện biện pháp là bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng vào môi trường.

Câu 3: Cho các hoạt động sau:

(1) Nhiễm sắc thể mạch vòng của chúng bám vào cấu trúc gấp nếp trên màng sinh chất để làm điểm tựa.

(2) Nhiễm sắc thể mạch vòng nhân đôi.

(3) Tế bào kéo dài, thành và màng tế bào chất thắt lại để hình thành vách ngăn phân chia tế bào chất và chất nhân về hai tế bào mới.

Trình tự các hoạt động trong quá trình phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ là

A. 1 → 2 → 3.

B. 1 → 3 → 2.

C. 2 → 3 → 1.

D. 2 → 1 → 3.

Đáp án đúng là: A

Diễn biến của quá trình phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ là: Nhiễm sắc thể mạch vòng của chúng bám vào cấu trúc gấp nếp trên màng sinh chất để làm điểm tựa → Nhiễm sắc thể mạch vòng nhân đôi → Tế bào kéo dài, thành và màng tế bào chất thắt lại để hình thành vách ngăn phân chia tế bào chất và chất nhân về hai tế bào mới.

Câu 4: Cho các hình thức sinh sản sau:

(1) Phân đôi

(2) Nảy chồi

(3) Hình thành bào tử vô tính

(4) Hình thành bào tử tiếp hợp

Số hình thức sinh sản có cả ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

- Các hình thức sinh sản có cả ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực là: phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử.

- Hình thức sinh sản bằng bào tử tiếp hợp chỉ có ở vi sinh vật nhân thực.

Câu 5: Thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến vi sinh vật

A. sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

B. sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng hơn.

C. tăng cường quang hợp để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

D. tăng cường hô hấp kị khí để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

Đáp án đúng là: A

Các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của vi sinh vật → Thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến vi sinh vật sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

Câu 6: Sinh trưởng của vi sinh vật là

A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

C. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

D. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

Đáp án đúng là: A

Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.

Câu 7: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được nuôi trong môi trường mà các chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm đồng thời không rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi diễn ra theo

A. 4 pha.

B. 2 pha.

C. 3 pha.

D. 1 pha.

Đáp án đúng là: A

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được nuôi trong môi trường mà các chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm đồng thời không rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi diễn ra theo 4 pha: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.

Câu 8: Trình tự các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là

A. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.

B. pha tiềm phát → pha cân bằng → pha luỹ thừa → pha suy vong.

C. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha suy vong → pha cân bằng.

D. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.

Đáp án đúng là: A

Trình tự các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là: pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.

Câu 9: Pha tiềm phát không có đặc điểm đặc điểm nào sau đây?

A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường và tổng hợp các enzyme trao đổi chất.

C. Các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy nhiều.

D. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể chưa tăng (gần như không thay đổi).

Đáp án đúng là: C

Trong pha tiềm phát, các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn chưa tích lũy.

Câu 10:Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?

A. Đầu pha lũy thừa.

B. Cuối pha lũy thừa.

C. Đầu pha tiềm phát.

D. Cuối pha cân bằng.

Đáp án đúng là: B

Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm cuối pha lũy thừa vì lúc này sinh khối là lớn nhất và số lượng vi khuẩn chết chưa nhiều.

Câu 11: Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn?

A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,…

B. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.

C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh vật với môi trường.

D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm trọng.

Đáp án đúng là: A

Một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,… nên thường được dùng làm chất diệt khuẩn.

Câu 12: Cho các yếu tố sau: nhiệt độ, độ ẩm, các hợp chất phenol, các kim loại nặng, tia UV, tia X. Trong các yếu tố này, số yếu tố vật lí ảnh hưởng đến vi sinh vật là

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3.

Đáp án đúng là: A

Trong các yếu tố trên, các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến vi sinh vật là: nhiệt độ, độ ẩm, tia UV, tia X.

Câu 13: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là

A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.

B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.

C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.

D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.

Đáp án đúng là: A

Chất kháng sinh là những hợp chất hữu cơ có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách có chọn lọc. Còn chất sát khuẩn là các chất có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(1) Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.

(2) Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.

(3) Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc (kháng kháng sinh) nhanh chóng ở nhiều vi sinh vật gây bệnh.

(4) Dung dịch cồn – iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không được coi là chất kháng sinh.

Số phát biểu đúng khi nói về thuốc kháng sinh là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Cả 4 phát biểu trên đều đúng.

Câu 15: Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì

A. nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.

B. nhiệt độ thấp sẽ tiêu diệt hết tất cả vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.

C. nhiệt độ thấp sẽ làm biến tính acid nucleic của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.

D. nhiệt độ thấp sẽ gây co nguyên sinh chất của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn.

Đáp án đúng là: A

Nhiệt độ thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hư hỏng thức ăn nên có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

I. Sinh trưởng ở vi sinh vật

1. Khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật

Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật thông qua quá tình sinh sản.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 1)

2. Các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn phụ thuộc và quá trình nuôi cấy. 

Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các chất thải từ quá trình trao đổi chất. Sinh trưởng của vi khuẩn chia thành 4 pha:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 2)

II. Sinh sản ở vi sinh vật

1. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ

- Phân đôi: DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài và tách ra thành 2 phần bằng nhau chính là 2 cơ thể con.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 3)

- Phân đôi: là kiểu ính sản vô tính ở vi khuẩn tía. Màng tế bào phát triển về một phía tạo ống rỗng => vật chất di truyền sau nhân đôi di chuyển vào ống rỗng => hình thành chồi => tạo ra tế bào con.

- Hình thành bào tử: DNA nhân đôi nhiều lần, sợi khí sinh kéo dài, cuộn lại thành bào tử, mỗi bào tử có 1 DNA. Bào tử chín rơi xuống đất, gặp điều kiện thuân lợi thành cây con (xạ khuẩn).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 4)

2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực

Vi sinh vật nhân thực sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

- Sinh sản vô tính: 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 5)

- Sinh sản hữu tính: tiếp hợp giữa 2 tế bào mẹ (trùng giày) hoặc tiếp hợp giữa các bào tử đơn bội (trùng men bia); tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương (nấm sợi).

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 6)

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

1. Các yếu tố hóa học

- Chất dinh dưỡng: hợp chất hữu cơ, các nguyên tố đa lượng, vi lượng và nhân tố sinh trưởng. 

- Chất sát khuẩn: chất có khản năng tiêu diệt/ức chế không chọn loc vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương da và niêm mạc cơ thể.

- Chất kháng sinh: có khả năng ức chế/tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh bằng nhiều cơ chế.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 7)

2. Các yếu tố vật lí

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 8)

3. Yếu tố sinh học

Một số vi sinh vật có khả năng sinh các chất kích thích các nhóm vi sinh vật khác sinh trưởng.

4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 9)

Nếu không sử dụng đúng cách thuốc kháng sinh sẽ gây ra hiện tượng "nhờn kháng sinh".

Sơ đồ tư duy sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 18 (Cánh diều): Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật (ảnh 10)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

Đánh giá

0

0 đánh giá