20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều 2024) có đáp án: Cấu trúc của tế bào nhân thực

3.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Câu 1: Bào quan được xem là "nhà máy năng lượng" của tế bào là

A. ti thể.

B. lục lạp.

C. lưới nội chất.

D. lysosome.

Đáp án đúng là: A

Ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào tạo ra ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào → Ti thể được xem là "nhà máy năng lượng" của tế bào.

Câu 2: Trong các loại tế bào sau đây, loại tế bào nào có chứa nhiều ti thể nhất?

A. Tế bào biểu bì.

B. Tế bào hồng cầu.

C. Tế bào cơ tim.

D. Tế bào xương.

Đáp án đúng là: C

Trong các loại tế bào trên, tế bào cơ tim của cơ thể người có nhiều ti thể nhất vì loại tế bào này cần nhiều năng lượng cho sự hoạt động liên tục.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau giữa lục lạp và ti thể?

A. Ti thể là bào quan có màng kép còn lục lạp là bào quan có màng đơn.

B. Ti thể có khả năng tổng hợp ATP còn lục lạp không có khả năng tổng hợp ATP.

C. Lục lạp có khả năng chuyển hóa quang năng còn ti thể không có khả năng này.

D. Lục lạp có chứa DNA và ribosome còn ti thể không có chứa DNA và ribosome.

Đáp án đúng là: C

A. Sai. Ti thể và lục lạp đều là bào quan có màng kép.

B. Sai. Ti thể và lục lạp đều là bào quan có thể tổng hợp ATP.

D. Sai. Ti thể và lục lạp đều có chứa DNA và ribosome.

Câu 4: Không bào trung tâm ở tế bào thực vật có thể chứa

A. các chất dự trữ hoặc chất thải hay sắc tố.

B. DNA vòng kép, ribosome 70S, các loại enzyme.

C. enzyme chuyển hóa hydrogen và enzyme phân giải acid béo.

D. hỗn hợp các loại enzyme phân giải protein và nucleic acid.

Đáp án đúng là: A

Không bào trung tâm ở tế bào thực vật có thể chứa các chất dự trữ như protein, acid hữu cơ, đường, muối khoáng hoặc chất thải hay sắc tố.

Câu 5: Bộ khung tế bào là mạng lưới gồm

A. vi ống, sợi trung gian.

B. vi ống, vi sợi.

C. vi sợi, sợi trung gian.

D. vi ống, vi sợi, sợi trung gian.

Đáp án đúng là: D

Bộ khung tế bào là mạng lưới gồmvi ống, vi sợi, sợi trung gian.

Câu 6: Các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân thực gồm

A. màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

B. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.

C. thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

D. thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.

Đáp án đúng là: A

Các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân thực gồm: màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(1) Màng sinh chất có tính khảm động với 2 thành phần chính là phospholipid và protein.

(2) Các phân tử cholesterol ở màng tế bào động vật có vai trò đảm bảo tính lỏng của màng.

(3) Các phân tử phospholipid trên màng có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.

(4) Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc giúp kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

Số phát biểu đúng khi nói về màng sinh chất là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (4).

(3) Sai. Các phân tử glycoprotein và glycolipid trên màng có vai trò làm tín hiệu nhận biết, tham gia tương tác, truyền thông tin giữa các tế bào.

Câu 8: Chức năng của thành tế bào thực vật là

A. bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.

B. tham gia hô hấp tế bào giúp tạo ra phần lớn ATP cho các hoạt động sống của tế bào.

C. tham gia quang hợp giúp tổng hợp các chất hữu cơ để tích lũy năng lượng và xây dựng tế bào.

D. sửa đổi, phân loại, đóng gói và vận chuyển các sản phẩm tổng hợp từ lưới nội chất đến các bào quan khác hay xuất ra màng.

Đáp án đúng là: A

Thành tế bào thực vật bao phủ bên ngoài màng sinh chất làm nhiệm vụ bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.

Câu 9: Các bào quan có cấu trúc màng kép trong tế bào nhân thực gồm

A. nhân, ti thể, lục lạp.

B. ribosome, ti thể, lục lạp.

C. nhân, không bào, peroxisome.

B. peroxisome, lysosome, không bào.

Đáp án đúng là: A

Nhân, ti thể, lục lạp là các bào quan có cấu trúc màng kép trong tế bào nhân thực.

Câu 10: Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào?

A. Vì nhân chứa protein mang các gene mã hóa DNA tham gia các hoạt động sống của tế bào.

B. Vì nhân chứa DNA mang các gene mã hóa protein tham gia các hoạt động sống của tế bào.

C. Vì nhân chứa rRNA mang các gene mã hóa protein tham gia các hoạt động sống của tế bào.

D. Vì nhân chứa rRNA mang các gene mã hóa DNA tham gia các hoạt động sống của tế bào.

Đáp án đúng là: B

Nhân chứa DNA mang các gene mã hóa protein tham gia các hoạt động sống của tế bào. Do đó, nhân là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

Câu 11: Nhóm bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?

A. Trung thể và lysosome.

B. Bộ máy Golgi và peroxisome.

C. Bộ máy Golgi và lysosome.

D. Lục lạp và không bào trung tâm.

Đáp án đúng là: A

- Trung thể và lysosome là nhóm bào quan chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật.

- Lục lạp và không bào trung tâm là nhóm bào quan chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật.

- Bộ máy Golgi và peroxisome là nhóm bào quan có cả ở tế bào động vật và thực vật.

Câu 12: Tại sao tế bào không bị độc do sản phẩm của quá trình oxi hóa (H2O2)?

A. Vì tế bào có không bào chứa enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen.

B. Vì tế bào có lysosome chứa enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen.

C. Vì tế bào có peroxisome chứa enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen.

D. Vì tế bào có bộ máy Golgi chứa enzyme phân giải H2O2 thành nước và oxygen.

Đáp án đúng là: C

Peroxisome là bào quan chứa các enzyme chuyển hydrogen từ các chất khác nhau như chất độc, alcohol đến oxygen tạo ra hydrogen peroxide, sau đó được các enzyme khác phân giải thành nước và oxygen.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ribosome?

A. Ribosomelà bào quan không có màng bao bọc, có ở cả tế bào nhân thực và nhân sơ.

B. Ribosome gồm 2 tiểu phân là tiểu phân lớn và tiểu phân bé chỉ gắn với nhau khi thực hiện chức năng.

C. Trong tế bào nhân thực, ribosome có kích thước lớn (80S) và chỉ xuất hiện ở trong tế bào chất.

D. Ribosome được cấu tạo từ rRNA và protein, có chức năng là nơi tổng hợp protein của tế bào.

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Trong tế bào nhân thực, ribosome có ở bào tương và một số bào quan như ti thể và lục lạp.

Câu 14: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?

A. Tế bào biểu bì.

B. Tế bào gan.

C. Tế bào hồng cầu.

D. Tế bào cơ.

Đáp án đúng là: B

Lưới nội chất trơn có rất nhiều loại enzyme thực hiện chức năng tổng hợp lipid, chuyển hoá đường, phân huỷ các thuốc và các chất độc → Trong các tế bào trên, tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển nhất.

Câu 15: Ở tế bào động vật, nếu trung thể bị mất đi thì hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Các hoạt động sống của tế bào bị rối loạn.

B. Tế bào sẽ chết hoặc sinh trưởng chậm.

C. Quá trình phân chia của tế bào bị rối loạn.

D. Quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể bị rối loạn.

Đáp án đúng là: C

Trung thể là bào quan giúp hình thành thoi phân bào có vai trò trong quá trình phân chia tế bào → Ở tế bào động vật, nếu trung thể bị mất đi thì quá trình phân chia của tế bào bị rối loạn.

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

I. Màng sinh chất

Màng sinh chất bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với môi trường ngoài.

Mô hình cấu trúc màng tế bào gọi là mô hình khảm lỏng với nhiều thành phần, mỗi thành phần đảm nhận các chức năng riêng biệt:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 1)

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 2)

II. Cấu trúc ngoài màng sinh chất

1. Chất nền ngoại bào

Chất nền ngoại bào là cấu trúc bên ngoài tế bào, bao gồm phân tử proteoglycan kết hợp với sợi collagen tạo thành mạng lưới bên ngoài tế bào. Chất nền ngoại bào có khả năng điều khiển gene bên trong tế bào, điều phối hoạt động của các tế bào trong cùng một mô.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 3)

2. Thành tế bào

Thành tế bào là lớp cấu trúc vững chắc bên ngoài màng tế bào, chỉ có ở tế bào thực vật. Thành tế bào được cấu tạo từ các bó sợi cellulose vững chắc và được gia cố thêm bởi lignin (hoặc chitin ở nấm) hoặc một số loại polysaccharide khác. Thành tế bào có vai trò bảo vệ, định hình tế bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 4)

III. Nhân - trung tâm thông tin của tế bào

Mỗi tế bào nhân thực có một nhân. Nhân tế bào hình cầu, đường kính 5µm và có lớp màng kép phospholipid bao quanh. Trên màng nhân có các lỗ giúp các chất ra vào nhân.

Trong nhân có chứa DNA điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, ngoài ra nhân cũng là nơi diễn ra quá trình nhân đôi DNA và phiên mã. Trong nhân còn có hạch nhân, là nơi tổng hợp rRNA. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 5)

IV. Tế bào chất

Toàn bộ các vật chất bên trong tế bào được gọi là chất nguyên sinh, bao gồm tế bào chất và chất nhân. Tế bào chất là vùng giữa màng sinh chất và nhân, là chất keo (bào tương), bào quan và khung xương tế bào.

Tế bào chất là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

1. Ti thể - “nhà máy điện” của tế bào

Ti thể là bào quan được bao bọc bởi 2 lớp màng: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo mào. Khoang ngoài chứa ion H+; màng trong và chất nền có hệ enzyme tham gia hô hấp tế bào để tổng hợp ATP.

Tế bào hoạt động càng nhiều thì càng có nhiều ti thể (VD như tế bào cơ tim).

Ngoài ra, chất nền ti thể còn chứa DNA nhỏ và ribosome để tổng hợp protein cho riêng mình.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 6)

2. Lục lạp

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp hình bầu dục, được bao bọc bởi 2 lớp màng giống như ti thể. Bên trong lục lạp có hệ thống túi dẹp gọi là thylakoid - chứa sắc tố hấp thụ ánh sáng. Enzyme quang hợp có cả ở chất nền (stroma) và hệ thống thylakoid để chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng dự trữ trong phân tử carbohydrate. 

Ngoài ra, lục lạp cũng có DNA và ribosome của riêng mình, để tổng hợp những protein cần thiết cho quang hợp.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 7)

3. Lưới nội chất

Lưới nội chất là hệ thống các ống và túi dẹp chứa dịch thông nhau thành 1 mạng lưới, bao gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 8)

4. Bộ máy Golgi

Bộ máy Golgi gồm các túi dẹp nằm song song nhưng không thông nhau. 

Bộ máy golgi có nhiệm vụ chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipit rồi phân phối chúng tới nơi cần thiết.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 9)

5. Lysosome

Lysosome là bào quan có màng đơn, bên trong chứa rất nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau. Lysosome được hình thành từ bộ máy golgi và chỉ có ở tế bào động vật.

Nhiệm vụ của lysosome bao gồm: phân giải các tế bào bị tổn thương hay bào quan quá hạn và thải bỏ các chất thải ra ngoài; đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn bằng đường thực bào.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 10)

6. Không bào

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc, chỉ có ở thực vật. Không bào nằm ở trung tâm tế bào, có nguồn gốc từ bộ máy golgi và đóng nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào bằng cách chứa các chất như carbohydrate, muối, ion, chất thải, enzyme thủy phân và các enzyme khử chất độc …

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 11)

7. Peroxisome

Peroxisome là bào quan hình cầu, bao bọc bởi màng đơn mỏng. Bào quan này chứa peroxide (H2O2) biến đổi chất độc thành dạng không độc, phân giải chất béo thành lipid và cholesterol.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 12)

8. Ribosome

Ribosome được cấu tạo bởi 2 tiểu phần gọi là: tiểu phần nhỏ và tiểu phần lớn, không có màng bao bọc. Ribosome dạng cầu, đường kính 150A0, thành phần hóa học chính là rRNA. 

Ribosome có rất nhiều trong tế bào, đóng vai trò là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 13)

9. Trung thể

Trung thể gồm hai trung tử nằm vuông góc nhau, mỗi trung tử gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành vòng. Trung thể có vai trò hình thành nên thoi phân bào, giúp NST di chuyển trong phân bào. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 14)

10. Khung xương tế bào

Bộ khung xương tế bào là mạng lưới vi sợi, sợi trung gian và vi ống liên kết với nhau. Vai trò chính của bộ khung xương tế bào là nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữ các bào quan và enzyme, hỗ trợ các bào quan và tế bào di chuyển.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 15)

Sơ đồ tư duy cấu trúc của tế bào nhân thực:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (ảnh 16)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá