20 câu Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 13 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ

4.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 11: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ

Câu 1. Xét về diện tích, Châu Mỹ xếp hàng thứ mấy thế giới?

A. Thứ I      .                 

B. Thứ II              

C. Thứ III             

D. Thứ IV.

Đáp án đúng là: B

Châu Mỹ rộng khoảng 42 triệu km2, lớn thứ hai trên thế giới sau châu Á.

Câu 2. Châu Mĩ không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.                                                  

B. Đại Tây Dương.        

C. Bắc Băng Dương.                                   

D. Thái Bình Dương.

Đáp án đúng là: A

Châu Mỹ tiếp giáp với ba đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương ( Lược đồ hình 1, sgk trang 140)

Câu 3. Mục đích của đoàn tàu thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha là gì?

A. Tìm đường từ phía tây về Ấn Độ.                     

B. Tìm đường sang châu Á.

C. Du thuyền quanh mũi Hảo Vọng.                     

D. Đi xâm chiếm và khai phá.

Đáp án đúng là: B

Năm 1492, nhà hàng hải C. Cô - lôm - bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha, tiến về phía Tây với mục đích tìm đường đi sang châu Á và vô tình tìm ra châu Mĩ. (sgk trang 141).

Câu 4. Người dân châu lục nào đặt chân đầu tiên sang xâm chiếm và khai phá châu Mỹ?

A. Châu Á.                                                          

B. Châu Phi.

C. Châu Đại Dương.                                             

D. Châu Âu.

Đáp án đúng là: D

Từ sau cuộc phát kiến, người châu Âu bắt đầu xâm chiếm và khai phá châu Mỹ. (sgk trang 141).

Câu 5. Xét về độ dài, Châu Mỹ đứng hàng thứ mấy thế giới?

A.  Thứ I              

B. Thứ II              

C. Thứ III             

D. Thứ IV

Đáp án đúng là: A

Đây là châu lục duy nhất nằm hoàn toàn ở bán cầy Tây và là châu lục trải dài trên nhiều vĩ độ nhất ( phần đất liền khoảng 72 °B đến 54 °N)

Câu 6. Ai là người tìm ra châu Mĩ?

A. Bartolomeu Dias.                                            

B. C.Cô-lôm-bô.

C. Bartolomeu Dias.                                             

D. Francis Xavier

Đáp án đúng là: B

Năm 1492, nhà hàng hải C. Cô - lôm - bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha, tiến về phía Tây với mục đích tìm đường đi sang châu Á và vô tình tìm ra châu Mĩ. (sgk trang 141).

Câu 7. Châu Mĩ được người Châu Âu phát kiến khi nào?

A. Cuối thế kỉ XIV.                                              

B. Cuối thế kỉ XV.

C. Cuối thế kỉ XVI.                                              

D. Cuối thế kỉ XII.

Đáp án đúng là: B

Cuối thế kỉ XV cuộc thám hiểm của C.Cô-lôm-bô châu lục này mới được tìm ra. (sgk trang 139)

Câu 8. Khu vực địa hình nào nối liền lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ?

A. Eo đất Trung Mĩ.                                   

B. Quần đảo Ăng-ti.

C. Biển đỏ.                                                 

D. Kênh đào Xuy-ê.

Đáp án đúng là:  A

Châu lục gồm hai lục địa là Bắc Mĩ và Nam Mỹ, được nối với nhau bằng eo đất hẹp Trung Mỹ. (sgk trang 139).

Câu 9. Diện tích của châu Mỹ là bao nhiêu?

A. 10 triệu km2.                                         

B. 44,4 triệu km2.

C. 42 triệu km2.                                         

D. 20,2 triệu km2.

Đáp án đúng là: C

Châu Mỹ rộng khoảng 42 triệu km2. (sgk trang 139).

Câu 10. Châu Mỹ nằm ở đâu?

A. Bán cầu Bắc.                                          

B. Bán cầu Nam.

C. Bán cầu Đông.                                       

D. Bán cầu Tây.

Đáp án đúng là: D

Châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây. (sgk trang 139).

Câu 11.  Kênh đào Pa-na-ma nối liền giữa các đại dương nào?

A.Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.                

B. Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương với Bắc Băng Dương.              

D. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.

Đáp án đúng là: D

Kênh đào Pa-na-ma nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương (sgk trang 140).

Câu 12. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.                     

B. Gia tăng dân số tự nhiên.

C. Thành phần chủng tộc đa dạng.                        

D. Đô thị hóa phát triển.

Đáp án đúng là: C

Từ sau cuộc phát kiến, người châu Âu bắt đầu xâm chiếm và khai phá châu Mỹ với việc khai thác những nguồn nguyên liệu, khoáng sản quý và xây dựng nền văn hóa phương tây trên vùng đất này (sgk trang 141).

Câu 13. Đoàn thám hiểm do Cô-lôm-bô dẫn đầu di chuyển từ đâu?

A. Mũi Hảo Vọng.                                      

B. Cảng ở Tây Ban Nha.

C. Cảng ở Anh.                                          

D. Cảng ven Địa Trung Hải.

Đáp án đúng là: B

Năm 1492, nhà hàng hải C.Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha tiến về phía tây. (sgk trang 141)

Câu 14. “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

A. Châu Âu.                                              

B. Châu Mĩ.         

C.  Châu Đại Dương.                                 

D. Châu Phi.

Đáp án đúng là: B

Cô-lôm-bô là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ, tuy nhiên ông cho rằng vùng đất này thuộc phía tây Ấn Độ. Sau đó, nhà thám hiểm A-mê-ri-gô với bốn chuyến hành trình đến châu Mỹ từ năm 1497 đến 1503 đã khẳng định đây là một vùng đất mới gọi vùng đất này là “Tân thế giới”. (Em có biết - sgk trang 141).

Câu 15. Vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên châu Mĩ.

A. Thiên nhiên phân hóa đa dạng, phức tạp.

B. Thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai.

C. Khí hậu khắc nhiệt chiếm phần lớn diện tích.

D. Lãnh thổ rộng, tích chất lục địa rõ rệt.

Đáp án đúng là: A

Vị trị và phạm vi lãnh thổ đã tạo cho thiên nhiên châu Mỹ phân hóa đa dạng và phức tạp.

Phần 2. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 11: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ

1. Vị trí địa lí và phạm vi

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ, sự phát triển ra Châu Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Vị trí, phạm vi châu Mỹ;

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây và trải dài trên nhiều vĩ độ (phần đất liền khoảng 72°B - 54°N). Châu Mĩ tiếp giáp những đại dương sau: Bắc Băng Dương; Thái Bình Dương; Đại Tây Dương.

+ Châu Mỹ gồm 2 lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, ngăn cách nhau bởi kênh đào Pa-na-ma.

- Diện tích: rộng khoảng 42 triệu km2, lớn thứ 2 thế giới sau châu Á.

2. Hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ

- Mở ra một thời kì khám phá và chinh phục thế giới.

- Mở đường cho người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá châu Mỹ với việc khai thác những nguồn nhiên liệu, khoáng sản quý giá và xây dựng nền văn hóa phương tây trên vùng đất mới này.

- Cuộc phát kiến cũng đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ, sự phát triển ra Châu Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nhà thám hiểm C.Cô-lôm-bô

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Đánh giá

0

0 đánh giá