Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Các tác dụng của ánh sáng lớp 9.
Giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
Trả lời câu hỏi giữa bài
Lời giải:
Phơi các vật ngoài nắng một thời gian thì vật đó sẽ nóng lên; ở bệnh viện, khi chiếu tia hồng ngoại vào chỗ nào đó trên cơ thể, một thời gian sau chỗ đó sẽ nóng lên.
Lời giải:
Phơi khô ngô, đỗ, lạc, thóc lúa... ngoài nắng; làm muối; sưởi nắng trong mùa đông cho ấm người...
Lời giải:
Ánh sáng có vài trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây cối , ví dụ các cây cối thường ngã hoặc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời.
Lời giải:
Cho trẻ nhỏ tắm nắng buổi sáng để cơ thể cứng cáp. Vì ánh sáng mặt trời có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp vitamin D, ngăn ngừa bị còi xương.
Lời giải:
Máy tính bỏ túi, đồng hồ đeo tay... là những dụng cụ có thể sử dụng pin Mặt Trời. Pin Mặt Trời thường có dạng một tấm phẳng để hứng ánh sáng Mặt Trời chiếu đến. Nó là những tấm bán dẫn điện như Silic (Si), germani (Ge)..., có thể rất nhỏ, cũng có thể có rất lớn. Thông thường, khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào đó thì năng lượng của ánh sáng Mặt Trời sẽ trực tiếp chuyển hóa thành điện năng.
Lời giải:
Muốn cho pin Mặt Trời phát điện phải có ánh sáng chiếu vào pin. Khi pin hoạt động thì nó không nóng lên, hoặc nóng lên không đáng kể. Do đó, pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng. Muốn khẳng định kết luận này thì ta đem pin vào chỗ tối lờ mờ rồi áp tay vào pin cho nó nóng lên hơn cả lúc chiếu sáng vào nó, thế mà nó vẫn không hoạt động.
Lời giải:
Ác-si-mét đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời.
Lời giải:
Bố, mẹ định nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng Mặt Trời.
Lời giải:
Về mùa đông nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều năng lượng của ánh sáng Mặt Trời và sưởi ấm cho cơ thể. Về mùa hè nên mặc quần áo màu sáng để nó hấp thụ ít năng lượng của ánh sáng Mặt Trời, giảm được sự nóng bức khi ta đi ngoài nắng.
Lý thuyết Các tác dụng của ánh sáng
Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Điều này chứng tỏ ánh sáng có năng lượng.
Trong các tác dụng đó, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt năng, điện năng và năng lượng cần thiết cho sự sống.
I - TÁC DỤNG NHIỆT CỦA ÁNH SÁNG
Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng.
Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
II - TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA ÁNH SÁNG
Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.
Con người, các động vật và các loại cây xanh cần phải có ánh sáng để duy trì sự sống.
III - TÁC DỤNG QUANG ĐIỆN CỦA ÁNH SÁNG
Pin mặt trời (pin quang điện) là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.
Trong pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điên.
Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.
Sơ đồ tư duy về các tác dụng của ánh sáng