Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 8: Nước Mĩ chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ giàu lên nhanh chóng là do nguyên nhân chủ yếu sau:
A. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
B. Mĩ là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ
C. Không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.
D. Tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ mạt.
Trả lời:
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.
Chọn C
Câu 2: Đặc điểm của nền kinh tế Mĩ sau năm 1945 đến nay là
A. Luôn thua kém các nước Anh, Pháp, Tây Đức về sản lượng công nghiệp
B. Luôn đứng đầu thế giới về kinh tế tài chính
C. Suy thoái và khủng hoảng liên miên
D. Luôn giữ ưu thế tuyệt đối trên thế giới
Trả lời:
Đặc điểm của nền kinh tế Mĩ sau năm 1945 đến nay là luôn đứng đầu thế giới về kinh tế tài chính.
Chọn B
Câu 3: Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng là nhờ
A. Tìm ra nhiều dầu mỏ
B. Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật
C. Xâm chiếm các nước đang phát triển để vơ vét tài nguyên
D. Nhân dân Mĩ tích cực lao động sản xuất.
Trả lời:
Nước Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Chọn B
Câu 4: Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, Mĩ là nước đầu tiên đưa con người lên mặt trăng vào năm
A. 1949 B. 1957
C. 1961 D. 1969
Trả lời:
Trong công cuộc chinh phục vũ trụ (tháng 7 - 1969), lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng
Chọn D
Câu 5: Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ nhằm phục vụ lợi ích của
A. Toàn thể nhân dân lao động Mĩ
B. Nước Mĩ
C. Các cấp đoàn tư bản kếch sù của Mĩ
D. Những người có thu nhập cao và trung bình ở Mĩ
Trả lời:
Trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm: phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù ở Mĩ.
Chọn C
Câu 6: Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam diễn ra trong những năm
A. 1945-1975 B. 1969-1972
C. 1969-1975 D. 1970-1975
Trả lời:
Phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam (1969 - 1972)
Chọn C
Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm
A. Chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
B. Thúc đẩy nền kinh tế của toàn thế giới phát triển
C. Ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của Mĩ trên toàn thế giới
D. Thiết lập các khối quân sự và xây dựng căn cứ quân sự ở khắp mọi nơi
Trả lời:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới.
Chọn A
1. ☐ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên chiến vị trí tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
2. ☐ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. ☐ Sự chệnh lệnh giữa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây lên sự không ổn định về kinh tế ở Mĩ.
4. ☐ Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Mĩ về kinh tế.
5. ☐ Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục từ năm 1991 đến năm 2000 và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ ráo riết chuẩn bị nhiều chính sách, biện phát để xác lập trật tự thế giới “Đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.
Trả lời:
Đúng: 1, 2, 5;
Sai: 3, 4.
Trả lời:
A. Mĩ ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng cản Mĩ hoạt động
B. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc
C. Mĩ đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước XHCN
D. Chống phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
E. Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
G. Lập các khối quân sự, gây ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
Trả lời:
- Chính sách đối nội: A, B, D;
- Chính sách đối ngoại: C, E, G.
Trả lời:
Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
- Trong những năm 1945 - 1950:
+ Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);
+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật...
- Trong những thâp niên tiếp sau: tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
+ Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974).
+ Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.