Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8 (mới 2023 + 16 câu trắc nghiệm): Nước Mĩ

Tải xuống 13 3.4 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 8: Nước Mĩ và 16 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 8: Nước Mĩ môn Lịch sử lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 8: Nước Mĩ Lịch sử lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ:

LỊCH SỬ 9 BÀI 8: NƯỚC MĨ 

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ

I. Tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai

   - Mĩ thu nhiều lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ hai, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ (hay, chi tiết)

Một số số liệu về tình hình kinh tế Mĩ (màu xanh) sau Chiến tranh thế giới thứ hai

      + Những năm1945-1950, Mĩ chiếm ½ sản lượng công nghiệp thế giới, tổng sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật cộng lại, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới.

      + Là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

      + Độc quyền về vũ khí nguyên tử.

   - Nguyên nhân của sự phát triển:

      + Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân công với trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,…

      + Không bị chiến tranh tàn phá, mà làm giàu từ chiến tranh thông qua buôn bán vũ khí.

      + Biết áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

      + Quá trình tập trung tư bản cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự hoạt động có hiệu quả.

      + Vai trò điều tiết của Nhà nước.

   - Những thập niên tiếp theo, tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ được ưu thế như trước.

   - Nguyên nhân làm địa vị kinh tế Mĩ suy giảm:

      + Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

      + Kinh tế không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng.

      + Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược.

      + Chênh lệch giàu nghèo quá lớn gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội.

II. Sự phát triển khoa học - kĩ thuật của Mỹ sau chiến tranh

   - Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới và thu được nhiều thành tựu kì diệu:

      + Sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động)

      + Các nguồn năng lượng mới.

      + Những vật liệu tổng hợp mới.

      + “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

      + Cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.

      + Đi đầu trong công cuộc chinh phục vũ trụ.

      + Sản xuất vũ khí hiện đại.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ (hay, chi tiết)

Người Mĩ đặt chân lên mặt trăng năm 1969

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ (hay, chi tiết)

Tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên

=> Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều thay đổi.

III. Chính sách đội nội và đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh

   - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng cộng hòa thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ.

a. Chính sách đối nội:

   - Ban hành nhiều đạo luật phản động như: cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.

   - Một số đạo luật sau này bị bãi bỏ do áp lực đấu tranh của nhân dân.

   - Các đời tổng thống Mĩ tiếp tục thực hiện các chính sách ngăn cản phong trào công nhân, chính sách phân biệt chủng tộc.

   - Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn diễn ra liên tục.

b. Chính sách đối ngoại:

   - Đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

   - Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ (hay, chi tiết)

Bản đồ các khối quân sự trên thế giới

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ (hay, chi tiết)

Mĩ trong chiến tranh Việt Nam

Phần 2: 16 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ

Câu 1 Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là  

A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực

B. Tìm cách tiêu diệt Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa

C. Thiết lập chế độ thực dân kiểu mới ở châu Á

D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ

Lời giải

Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong giai đoạn 1991-2000 và những ưu thế vượt trội của Mĩ, giới cầm quyền Mĩ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối, khống chế. Tuy nhiên, giữa những tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có những khoảng cách không nhỏ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2 Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?  

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Lời giải

Các đáp án A, B, C: là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án D: Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước không phải nguyên nhân tạo điều kiện cho kinh tế Mỹ phát triển trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì các cuộc chiến tranh này đòi hỏi chi phí quân sự lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước Mĩ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.

B. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.

C. Do Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.

D. Do Mĩ biết tận dụng vốn đầu tư bên ngoài.

Lời giải

Bước ra khỏi cuộc CTTG II, Mĩ thu được 111 tỉ USD lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương che chở nên không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. => Loại trừ phương án D.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4 Nguyên nhân nào không đưa đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?  

A. Sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.

B. Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Tác động của chủ nghĩa khủng bố.

Lời giải

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX như: nền kinh tế vấp phải các cuộc suy thoái, khủng hoảng, sự vươn lên cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản và Tây Âu cùng với đó là sự tiêu tốn ngân sách khi đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5 Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

D. Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.

Lời giải

Nội dung chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm 3 mục tiêu cơ bản: chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới.

Đáp án D: Mĩ chủ yếu viện trợ cho các nước Tây Âu để lôi kéo các nước này là đồng minh chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Mĩ đã có hành động gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973?  

A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

C. Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.

D. Phát động cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước.

Lời giải

Để thực hiện “chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 – 1973, Mỹ phát động các cuộc “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước XHCN, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước. Những chính sách của Mĩ đạt được một số thành quả nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thiệt hại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là  

A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.

B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.

C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.

Lời giải

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thu được nhiều món lợi khổng lồ, vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8 Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào?  

A. Từ năm 1945-1975.

B. Từ năm 1950-1975.

C. Từ năm 1918-1945.

D. Từ năm 1945-1950.

Lời giải

Mỹ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn từ năm 1945-1950: chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9 Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?  

A. Anh.

B. Pháp.

C. Liên Xô.

D. Mỹ.

Lời giải

Mỹ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?

A. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh

B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới

C. Đưa con người lên mặt trăng

D. Tạo ra cừu Đô-li

Lời giải

Năm 1969, Mỹ trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa được con người lên Mặt trăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11 Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?  

A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động.

C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.

D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.

Lời giải

Sau chiến tranh, chính phủ Mỹ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Tap-Hác-Lây nhằm mục đích chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động. Đồng thời chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12 Biểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp giai đoạn 1945-1973?  

A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.

C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.

Lời giải

Cách mạng xanh” là khái niệm chỉ những thay đổi, tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp.  Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp đó là: Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là  

A. Bán vũ khí cho các bên tham chiến.

B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

Lời giải

Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai đó là việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14 Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?  

A. Chuẩn bị tiến hành “chiến tranh tổng lực”.

B. “Chiến lược toàn cầu hóa”.

C. Xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ.

D. “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Lời giải

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ đều nhằm xác lập 1 trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ, trật tự thế giới đơn cực do Mỹ hoàn toàn chi phối và khống chế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15 Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mỹ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là  

A. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

B. Trừng phạt kinh tế Việt Nam.

C. Lôi kéo Việt Nam tham gia NATO.

D. Giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học.

Lời giải

Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” của Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 là tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16 Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kì hiện nay là  

A. G.Bush.

B. B. Obama.

C. B. Clinton.

D. D. Trump.

Lời giải 

Hiện nay, tổng thống Mỹ là ông D. Trump. Ông là tổng thống đời thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kì.

Đáp án cần chọn là: D

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống