Vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 8: Nước Mĩ | Giải VBT Lịch sử lớp 9

1.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 8:Nước Mĩ trang 27, 28, 29 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 8: Nước Mĩ 

Bài tập 1 trang 27 Vở bài tập Lịch sử 9: Đánh dấu x vào ô trống trước những ý đúng về tình hình kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

☐ Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới và là chủ nợ duy nhất trên thế giới, vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

☐ Kinh tế ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá.

☐ Nước Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

☐ Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới và là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

☐ Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng nhờ được đền bù thiệt hại sau chiến tranh.

☐ Kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do phải chi phí quá nhiều vào việc chạy đua vũ trang.

☐ Sản lượng công, nông nghiệp của Mĩ đứng đầu thế giới tư bản.

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Trả lời:

☒ Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới và là chủ nợ duy nhất trên thế giới, vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.

Bài tập 2 trang 27 Vở bài tập Lịch sử 9:

a) Những biểu hiện nào chứng tỏ vào thập niên 70 của thế kỉ XX, địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?

b) Trình bày những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm địa vị kinh tế của Mĩ:

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Trả lời:

a) Biểu hiện:

- Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39.8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11.9 tỉ USD (1974).

- Năng suất lao động từ 1974 đế năm 1981 giảm xuống còn 0.43%/năm.

- Hệ thống tài chính - tiền tệ, tín dụng bị rối loại, đồng đôla Mĩ nhiều lần bị phá giá.

b) Nguyên nhân:

- Kinh tế Mĩ vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế khác, như: Nhật Bản, Tây Âu...

- Mĩ phải chi những khoản tiền khổng lồ vì theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

- Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.

Bài tập 3 trang 28 Vở bài tập Lịch sử 9: Hãy nối ô ở cột A với các ô ở cột B sao cho đúng những thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.Vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 8: Nước Mĩ | Giải VBT Lịch sử lớp 9. (ảnh 1)

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Sự phát triển về khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh.

Trả lời:Vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 8: Nước Mĩ | Giải VBT Lịch sử lớp 9. (ảnh 2)

Bài tập 4 trang 29 Vở bài tập Lịch sử 9: Điền vào bảng sau đây những nội dung nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

Chính sách đối nội

Chính sách đối ngoại

 

 

Phương pháp giải: Xem lại mục III. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.

Trả lời:

Chính sách đối nội

Chính sách đối ngoại

- Củng cố nền thống trị của giai cấp tư sản.

- Thi hành chính sách ngăn cản phong trào công nhân, phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu,...

- Đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

- Tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận “viện trợ”...

- Lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược.


Đánh giá

0

0 đánh giá