20 câu Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

4.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm GDQP lớp 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDQP 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Câu 1. Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm “quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy vai trò tác dụng của chính quyền các cấp; phối kết hợp chức năng của các cơ quan Nhà nước vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Các cá nhân.

Đáp án đúng là: B

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy vai trò tác dụng của chính quyền các cấp; phối kết hợp chức năng của các cơ quan Nhà nước vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (sgk - trang 29).

Câu 2. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân; đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội?

A. Công an nhân dân.

B. Quân đội nhân dân.

C. Dân quân tự vệ.

D. Các tổ chức xã hội.

Đáp án đúng là: A

Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân; đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (sgk - trang 29)

Câu 3. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc: bảo vệ sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; phối hợp với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội?

A. Công an nhân dân.

B. Quân đội nhân dân.

C. Dân quân tự vệ.

D. Các tổ chức xã hội.

Đáp án đúng là: B

Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt bảo vệ sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; phối hợp với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (sgk - trang 29)

Câu 4. Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh?

A. Công an nhân dân.

B. Quân đội nhân dân.

C. Dân quân tự vệ.

D. Các tổ chức xã hội.

Đáp án đúng là: C

Dân quân tự vệ:cùng với quân đội nhân dân và công an nhân dân bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh (sgk - trang 29)

Câu 5. Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của

A. lực lượng công an nhân dân.

B. lực lượng Quân đội nhân dân.

C. lực lượng Dân quân tự vệ.

D. toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Đáp án đúng là: D

Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân (sgk - trang 29).

Câu 6.“Sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An ninh quốc gia.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án đúng là: A

An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc (SGK - Trang 27)

Câu 7. Trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An ninh quốc gia.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án đúng là: B

Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định (SGK - Trang 27)

Câu 8. “Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An ninh quốc gia.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án đúng là: C

Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia

Câu 9. “Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An ninh quốc gia.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án đúng là: D

Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội

Câu 10.Trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm “đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn và lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó”?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Các cá nhân.

Đáp án đúng là: A

Trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Đảng: đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn; và lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó (sgk - trang 28).

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội?

A. Không tụ tập bạn bè để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

B. Tố giác những người có hành vi vi phạm pháp luật.

C. Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của bạn bè.

D. Đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn.

Đáp án đúng là: D

- Đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

+ Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

+ Không tụ tập bạn bè để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

+ Thông báo cho cơ quan chức năng về những người có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

+ Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của bạn bè về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Câu 12. Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ông T và ông Q đã: tuyên truyền sai lệch chủ trương, đường lối chống dịch của Nhà nước; lôi kéo, xúi giục, kích động người dân trong thôn X chống đối lại chính quyền. Phát hiện hành vi vi phạm của ông T và Q, anh M đã nhanh chóng tố giác tới cơ quan công an.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội?

A. Ông T.

B. Ông Q.

C. Anh M.

D. Ông T và ông Q.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp trên, anh M đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội (thông qua hành động tố giác những hành vi vi phạm pháp luật của ông Q và ông T).

Câu 13. K là học sinh lớp 10 của trường THPT X. Thông qua T (bạn học cùng lớp), K biết được một Group kín trên facebook chuyên nói xấu các giáo viên và kích động các vụ đánh nhau trong trường. Ngày 28/4/2021, admin của group đó có đăng bài, kêu gọi các thành viên trong nhóm cùng tổ chức đua xe vào vào tối ngày 30/4 trên phố, giải thưởng cho người chiến thắng sẽ là một tập “tem giấy” được tẩm chất LSD (một loại chấy gây ảo giác cực mạnh). Bài đăng của admin nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của nhiều thành viên trong nhóm.

Nếu là K, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.

B. Bí mật báo cáo tới lãnh đạo nhà trường và cơ quan công an.

C. Hào hứng tham gia cuộc đua xe để thể hiện bản thân.

D. Rủ thêm các bạn khác cùng tham gia vào cuộc đua xe.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp này:

+ Nói xấu thầy cô giáo; kích động các vụ đánh nhau trong trường và kêu gọi tổ chức đua xe trái phép, sử dụng “tem giấy” có tẩm chất LSD… của admin group kín kia đã vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội.

=> Nếu là K, em nên bí mật báo cáo tới ban lãnh đạo nhà trường và tố giác thông tin tới cơ quan công an để các thầy cô giáo và lực lượng công an kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của các bạn học sinh trong group kín.

Câu 14. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Anh B là chủ nhân của kênh YouTube có tên là “Ôi quê tôi”. Thời gian đầu, anh B thường đăng tải các video clip quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng số lượng người đăng kí kênh và số lượt view, anh B đã chuyển hướng sang dàn dựng, cắt ghép và đăng tải những video clip không đúng sự thật, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, bôi nhọ chính quyền.

Anh T vốn là bạn thân của B, biết được sự việc, anh T đã khuyên bạn nên: gỡ toàn bộ các video clip xấu ấy và tới cơ quan công an đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Anh B cho rằng hành động của mình không sai vì mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, nên không làm theo lời khuyên của anh T. Trước tình thế đó, dù rất đau lòng, nhưng anh T vẫn gửi đơn tố giác hành vi của anh B tới cơ quan công an.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội?

A. Anh B.

B. Anh T.

C. Cả anh B và T.

D. Không có nhân vật nào.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, anh T đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội (thông qua việc: khuyên nhủ anh B; tố giác hành vi vi phạm pháp luật của anh B).

Phần 2. Lý thuyết GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

I. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Một số khái niệm

- An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc góp phần tạo vị thế, vai trò của Việt Nam đối với an ninh, hòa bình, ổn định của thế giới

- Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định.

- Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

- Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

2. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

- Tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, các hoạt động xung đột vũ trang, can thiệp tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo vẫn tiếp tục phức tạp.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Các chiến sĩ công an, bộ đội đang tuần tra ở khu vực biên giới

- Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục thực hiện “diễn biến hoà bình”, tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Hoạt động của các loại tội phạm diễn ra với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quy làm cho tình hình trật tự, an toàn xã hội ngày càng phức tạp.

II. Nhiệm vụ của công dân trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Nhiệm vụ chung

- Tham gia các lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ trật tự, an toàn hội và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn hội theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ cụ thể

- Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quy và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ni quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc th hiện pháp luật về an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Mường Nhà phối hợp cùng dân quân địa phương

tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc

- Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên tra bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội nơi gần nhất.

- Thực hiện yêu cầu của Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đi trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc và trật tự, an toàn xã hội.

III. Trách nhiệm của Đảng, nhà nước và các lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Trách nhiệm của Đảng, Nhà nước

- Trách nhiệm của Đảng:

+ Đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn;

+ Lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó.

- Trách nhiệm của nhà nước:

+ Quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy vai trò tác dụng của chính quyền các cấp;

+ Phối kết hợp chức năng của các cơ quan Nhà nước vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

2. Trách nhiệm của các lực lượng vũ trang

- Công an nhân dân:

+ Là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân;

+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

- Quân đội nhân dân:

+ Là lực lượng nòng cốt bảo vệ sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

+ Phối hợp với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Dân quân tự vệ:

+ Cùng với quân đội nhân dân và công an nhân dân bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở;

+ Làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

IV. Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

1. Trách nhiệm chung

- Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là nhiệm của của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

- Mỗi học sinh cần phát huy vai trò, thực hiện trách nhiệm công dân với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội để kế thừa xứng đáng với truyền thống ông cha để lại.

2. Trách nhiệm của học sinh

- Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Không tụ tập bạn bè để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Thông báo cho cơ quan chức năng về những người có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của bạn bè về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

Trắc nghiệm Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Trắc nghiệm Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Trắc nghiệm Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Đánh giá

0

0 đánh giá