20 câu Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

4.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm GDQP lớp 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDQP 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vị trí và chức năng của lực lượng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

B. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ.

C. Đảo bảo cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ.

D. Là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội.

Đáp án đúng là: A

- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội

- Chức năng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:

+ Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác

+ Bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội là chức năng của sĩ quan Công an nhân dân.

Câu 2. Luật sĩ quan Công an nhân dân năm 2018 ở Việt Nam gồm có

A. 8 chương, 24 điều.

B. 7 chương, 46 điều.

C. 7 chương, 51 điều.

D. 3 chương, 51 điều.

Đáp án đúng: B

Luật sĩ quan Công an nhân dân năm 2018 ở Việt Nam gồm có 7 chương và 46 điều (SGK - Trang 13)

Câu 3Quân hàm của sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam gồm có mấy cấp?

A. 3 cấp

B. 4 cấp

C. 1 cấp

D. 5 Cấp

Đáp án đúng: A

Quân hàm của sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam gồm có 3 cấp (cấp Úy, cấp tá và cấp Tướng).

Câu 4. Chức năng của Công an nhân dân Việt Nam là

A. thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

B. bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

C. tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng và Nhà nước.

D. tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân.

Đáp án đúng là: A

- Chức năng của Công an nhân dân, gồm:

+ Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chức năng của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

B. Đấu tranh phòng chống tội phạm vè vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia.

C. Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.

Đáp án đúng: D

- Bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao là chức năng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Chức năng của Công an nhân dân, gồm:

+ Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

Câu 6. Luật Giáo dục quốc phòng an ninh năm 2013 gồm có mấy chương và bao nhiêu điều?

A. 8 chương 37 điều.

B. 9 chương 23 điều.

C. 12 chương 37 điều.

D. 8 chương 47 điều.

Đáp án đúng: D

Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 gồm 8 chương và 47 điều ( SGK - Trang 11)

Câu 7. Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh là

A. giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh.

B. bồi dưỡng ở người học các phẩm chất: trung thực, đoàn kết.

C. giúp công dân hiểu được chức năng của sĩ quan công an.

D. bồi dưỡng ở người học các kĩ năng: giao tiếp, làm việc nhóm.

Đáp án đúng là: A

- Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Điều 4, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh).

Câu 8. Môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh không phải là môn học chính khóa đối với đối tượng nào dưới đây?

A. Học sinh cấp trung học phổ thông.

B. Học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp.

C. Học sinh ở các trường trung cấp nghề

D. Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Đáp án đúng: D

- Trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học chính khóa (trích Điều 11 - Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh).

Câu 9. Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2008 và 2014, bao gồm

A. 8 chương 24 điều.

B. 11 chương 33 điều.

C. 7 chương 51 điều.

D. 3 chương 51 điều.

Đáp án đúng: C

Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2008 và 2014, bao gồm 7 chương và 51điều ( SGK - Trang 12)

Câu 10. Quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có mấy cấp?

A. 3 cấp.

B. 4 cấp.

C. 2 cấp.

D. 5 Cấp.

Đáp án đúng: A

- Quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có 3 cấp (cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng).

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tiêu chuẩn để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là?

A. Là người dân sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam.

B. Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; tuổi đời phù hợp.

C. Chiều cao: đối với nam từ 1m64, đối với nữ từ 1m58 trở lên.

D. Lý lịch nhân thân rõ ràng, tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

Đáp án đúng là: A

- Sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có thể có công dân mang những quốc tịch khác khau (ví dụ: Mĩ, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…). Tuy nhiên, theo quy định: chỉ những công dân mang quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới có thể trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Lưu ý: Một số tiêu chuẩn để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân:

- Tiêu chuẩn chính trị:

+ Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; có tuổi đời phù hợp.

- Tiêu chuẩn về sức khỏe:

+ Bảo đảm tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển chọn cán bộ theo quy định của Bộ; thể hình, thể trạng cân đối giữa chiều cao và cân nặng, không dị hình, dị dạng, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; không sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện.

+ Chiều cao: Đối với Nam từ 1m64 trở lên; Đối với nữ từ 1m58 trở lên.

+ Thị lực không kính mỗi mắt đạt 9-10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể đạt từ 19-20/10.

Câu 12. Bộ luật nào dưới đây quy định: những nguyên tắc, chính sách, hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấm về quốc phòng, thiết quân luật; giới nghiêm?

A. Luật Quốc phòng (2018).

B. Luật An ninh quốc gia (2014).

C. Luật Cảnh sát biển Việt Nam (2018).

D. Luật Dân quân tự vệ (2019).

Đáp án đúng là: A

Luật Quốc phòng (2018) quy định: những nguyên tắc, chính sách, hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấm về quốc phòng, thiết quân luật; giới nghiêm (phần Em có biết - SGK trang 14).

Câu 13. Bộ luật nào dưới đây quy định về: chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia?

A. Luật Quốc phòng (2018).

B. Luật An ninh quốc gia (2014).

C. Luật Cảnh sát biển Việt Nam (2018).

D. Luật Dân quân tự vệ (2019).

Đáp án đúng là: B

Luật An ninh quốc gia (2014) quy định về: chính sách an ninh quốc gia; nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia (phần Em có biết - SGK trang 14).

Câu 14. Giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường trung học phổ thông bảo đảm cho học sinh

A. hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

B. có kiến thức về nghệ thuật quân sự của các nước trên thế giới.

C. hiểu về quan điểm của Đảng về quốc phòng và an ninh.

D. có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.

Đáp án đúng là: A

Giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường trung học phổ thông bảo đảm cho học sinh:

+ Có những hiểu biết ban đầu về: nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam

+ Có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc

Câu 15. Nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân là

A. tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước.

B. quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia đảm bảo an toàn xã hội.

C. đấu tranh phòng chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.

D. bảo đảm quân đội sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đáp án đúng là: A

Nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân là

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước

+ Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

+ Tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân.

Phần 2. Lý thuyết GDQP 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

I. Nội dung cơ bản một số luật quốc phòng và an ninh

1. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh

- Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 bao gồm 8 Chương, 47 Điều.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Luật giáo dục QP và AN năm 2013

- Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh là giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Điều 4).

- Công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh (Trích Điều 7).

- Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề: Là môn học chính khóa; bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam, có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc (Trích Điều 11).

2. Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014 bao gồm 7 Chương, 51 Điều.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng (Điều 1).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

- Vị trí, chức năng của sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao (Điều 2).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Quân đội thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao

- Sĩ quan có nghĩa vụ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng và Nhà nước (Trích Điều 26).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Quân đội diễn tập sẵn sàng chiến đấu

- Trách nhiệm của sĩ quan:

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình;

+ Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao, bảo đảm cho đơn vị sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kì hoàn cảnh, điều kiện nào (Trích Điều 27).

3. Luật Công an nhân dân

- Luật Công an nhân dân năm 2018 bao gồm7 Chương, 46 Điều.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Bộ luật Công an nhân dân

- Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 3).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Các chiến sĩ công an đang thực hiện nhiệm vụ

- Chức năng của Công an nhân dân.

+ Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Trích Điều 15).

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Các chiến sĩ cảnh sát cơ động đang trấn áp tội phạm

- Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước, trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao tận tụy phục vụ nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với nhân dân (Trích Điều 31).

- Hệ thống cấp hàm sĩ quan Công an nhân dân gồm: Cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

II. Phấn đấu trở thành sĩ quan quân đội và công an nhân dân

1. Tiêu chuẩn

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ và tuổi đời.

- Ngoài ra, nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ trong quân đội gồm:

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;

+ Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

Trắc nghiệm Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá