Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 | Cánh diều Ngữ văn lớp 7

3 K

Tài liệu soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 hay nhất

Video bài giảng tự đánh giá cuối học kì 1 - Cánh diều

ĐỌC HIỂU

Câu 1 trang 123 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Trả lời:

C. Miêu tả

Câu 3 trang 123 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?

A. Ổi - se

B. Ngõ – về

C. Vã – hạ

D. Dàng - hạ

Trả lời:

C. Vã – hạ

Câu 4 trang 123 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Hai khổ thơ trên viết về điều gì?

A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang

B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về

C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu

D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về

Trả lời:

A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang

Câu 5 trang 123 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?

A. Láy âm đầu

B. Láy vần

C. Láy âm đầu và vần

D. Láy âm đầu và thanh

Trả lời:

D. Láy âm đầu và thanh

Câu 6 trang 123 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hoá

D. Ẩn dụ

Trả lời:

C. Nhân hoá

Câu 7 trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy nói về vấn đề gì?

A. Giới thiệu các loại thang máy khác nhau

B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy

C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy

D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy

Trả lời:

B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy

Câu 8 trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?

A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng, phong phú về các loại thang máy

B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng

C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng

D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các toà nhà công cộng

Trả lời:

B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang

Câu 9 trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy?

A. Đọc kĩ tất cả các tiêu để mở đầu được in đậm của mỗi mục

B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy

C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải ...

D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: Nhanh chóng ra khỏi thang máy ...

Trả lời:

A. Đọc kĩ tất cả các tiêu để mở đầu được in đậm của mỗi mục

Câu 10 trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?

A. Yêu cầu các toà nhà chung cư hiện đại cần có thang máy

B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy

C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng

D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy

Trả lời:

C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng

Viết

Câu hỏi trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1: Chọn một trong hai để sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn:

Đề 1. Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích.

Đề 2. Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) nêu trên.

Trả lời:

Đề 2

Có lẽ trong bốn mùa xuân hạ thu đông thì mùa thu luôn là mùa được ưu ái hơn cả khi bước vào địa hạt thi ca. Xoay quanh đề tài mùa thu, cổ kim đông tây có biết bao bài thơ hay, gửi gắm những suy nghĩ, tâm tình khác nhau. Nằm trong nguồn mạch chung của văn học, Hữu Thỉnh cũng góp một tâm tình, một bức tranh đẹp đẽ, bình dị của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam với bài thơ Sang thu.

Sang thu là thời điểm mở đầu, như một bông hoa chớm nở, nét thu còn chưa rõ, mà mùa hạ vẫn còn vấn vương. Bởi vậy để cảm biết được trọn vẹn tín hiệu, vẻ đẹp của mùa thu cần phải có một tâm hồn rất đỗi tinh tế, nhạy cảm. Và hồn thơ Hữu Thỉnh là một hồn thơ nhạy cảm như vậy.

Mở đầu bài thơ là mùi hương vô cùng quen thuộc – hương ổi:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Nếu như mùa thu trước đây đều được cảm nhận bằng những tín hiệu cổ điển như: hoa cúc, cây phong, cây ngô đồng, mới hơn thì có Xuân Diệu, với hình ảnh rặng liễu: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại tìm đến một mùi hương hết sức giản dị, thân thương của đồng quê, ấy là hương ổi. Hương ổi đậm sánh phả vào trong gió se, lan rộng vào khắp không gian. Và tác giả “bỗng nhận ra” – trạng thái không chuẩn bị, vô cùng bất ngờ, sửng sốt. Bởi hương thơm ấy, bởi mùa thu tác giả đã chờ đợi biết bao lâu nay cũng đã về. Nó là tiếng kêu vang thích thú, hào hứng khi bất chợt nhận ra khoảnh khắc thu sang. Bằng những cảm nhận hết sức tinh tế, Hữu Thỉnh đã đem đến cho người đọc một vẻ đẹp rất khác, rất bình dị, dân dã của mùa thu Bắc Bộ.

Sau sự ngỡ ngàng khi bất chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu, Hữu Thỉnh tiếp tục nhận thấy một tín hiệu khác đó chính là những làn sương mỏng, nhẹ đang chùng chình đi qua ngõ:

Sương chùng chình qua ngõ

Sương mỏng nhẹ, chậm chạp đi qua ngõ, như cố nương lại, cố để báo cho thi nhân biết rằng bản thân cũng là một tín hiệu mỗi khi thu sang. Hình ảnh sương thu xuất hiện làm cho cả không gian ngõ xóm thêm phần mát mẻ, huyền ảo và bình yên. Đồng thời với biện pháp nhân hóa, khiến cho làn sương như có tâm trạng, nó đang chờ đợi và lưu luyến ai. Bằng sự nhạy cảm của các giác quan và sự tinh tế trong tâm hồn, Hữu Thỉnh đã cảm biến đầy đủ những tín hiệu thu về. Đây là biểu hiện của lòng yêu đời và yêu cuộc sống tha thiết.

Sau những bất ngờ, ngỡ ngàng trước khoảnh khắc thu sang, thi nhân mở rộng mọi giác quan để thấy được sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng mỗi độ thu về:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Tầm mắt đã được mở ra với không gian rộng rãi, khoáng đạt hơn. Và ở không gian ấy, ông nhận ra biết bao sự thay đổi của các sự vật, hiện tượng. Khi thu về, sông không còn ồn ào, cuồn cuộn siết chảy mà thay vào đó là chậm chạp, lững lờ, khoan thai. Khi thu sang, thời tiết bắt đầu se lạnh, những chú chim cũng bắt đầu vội vàng đi về phương nam tránh rét. Hai câu thơ với hai sự vật có sự vật động trái ngược nhau: sông dềnh dàng, trên cao chim vội vã. Đó là khoảnh khắc khác biệt của vạn vật, trong thời khắc chuyển giao giữa hai mùa.

Nhưng đặc biệt nhất trong khổ thơ này chính là hình ảnh đám mây. Trong thơ ca Việt Nam nói về đám mây có không ít, là tầng mây xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt; là lớp mây đùn núi bạc trong thơ Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Còn đám mây của Hữu Thỉnh lại có sự hồn nhiên, tinh nghịch, khi nửa vẫn còn ở mùa hạ, nửa lại đã bước chân sang mùa thu. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng từ “vắt” để nói đến thời điểm giao mùa, đám mây vắt mình lên ranh giới mong manh giữa hai mùa, để rồi đến cuối cùng chỉ còn lại sắc thu đậm nét. Câu thơ cho thấy sự tìm tòi, khám phá và trường liên tưởng thú vị của Hữu Thỉnh khi thời tiết chuyển giao.

Với thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu kết hợp với hình ảnh nhân hóa đặc sắc, Hữu Thỉnh đã đem đến cho thơ ca một mùa thu thật đẹp, thật mộc mạc giản dị. Mùa thu ấy là những rung cảm tinh tế và tài hoa, được cảm nhận qua lăng kính của người nghệ sĩ tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên vạn vật và yêu cuộc sống.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi hay nhất

Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

Tự đánh giá trang 116

Nội dung ôn tập học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá