Giải Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện lớp 9.

Giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời bài C1 trang 68 SGK Vật lí lớp 9: Nhận xét về tác dụng từ của ống dây có lõi sắt non và ống dây có lõi thép khi ngắt dòng điện qua ống dây.

Lời giải:

Khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây, ống dây có lõi sắt non mất hết từ tính còn ống dây có lõi thép vẫn giữ được từ tính.

Trả lời bài C2 trang 69 SGK Vật lí lớp 9: Quan sát và chỉ ra các bộ phận của nam châm điện mô tả trên hình 25.3. Cho biết ý nghĩa của các con số khác nhau ghi trên ống dây.
Giải Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát hình và vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa

Lời giải:

- Cấu tạo: Lõi sắt non và ống dây có nhiều vòng dây.

- Ý nghĩa của các con số khác nhau ghi trên ống dây:

  + Các con số khác nhau (1000, 1500) ghi trên ống dây của nam châm điện cho biết ống dây có thể sử dụng với những số vòng dây khác nhau, tùy theo cách chọn để nối hai đầu ống dây với nguồn điện.

  + Dòng chữ 1A - 22Ω cho biết ống dây được dùng với dòng điện có cường độ 1A, điện trở của ống dây là 22Ω.

Trả lời bài C3 trang 69 SGK Vật lí lớp 9: So sánh các nam châm điện được mô tả trên hình 25.4. Trong các nam châm điện a và b; c và d; b,d và e thì nam châm nào mạnh hơn ?
Giải Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện (ảnh 2)

Lời giải:

Nam châm nào có dòng điện càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh.

Suy ra:

+ Nam châm b mạnh hơn nam châm a.

+ Nam châm d mạnh hơn c.

+ Nam châm e mạnh hơn b và d.

Trả lời bài C4 trang 69 SGK Vật lí lớp 9: Khi ta chạm mũi chiếc kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Giải thích vì sao.

Phương pháp giải:

- Sắt, thép, niken, coban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

- Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

Lời giải:

Vì khi chạm vào thanh nam châm thì mũi kéo đã bị nhiễm từ và trở thành một nam châm. Mặt khác, kéo được làm bằng thép nên sau khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa, kéo vẫn giữ được từ tính lâu dài.

Trả lời bài C5 trang 69 SGK Vật lí lớp 9: Muốn nam châm mất hết từ tính thì làm thế nào ?

Lời giải:

Muốn nam châm mất hết từ tính thì chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.

Trả lời bài C6 trang 69 SGK Vật lí lớp 9: Em hãy trả lời câu hỏi ở phần mở bài.

Một nam châm điện mạnh có thể hút được xe tải nặng hàng chục tấn, trong khi đó chưa có nam châm vĩnh cửu nào có được lực hút mạnh như vậy. Nam châm điện được tạo ra như thế nào, có gì lợi hơn so với nam châm vĩnh cửu ?

Phương pháp giải:

- Sắt, thép, niken, coban và các vật liệu từ khác khi đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

- Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

- Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

Lời giải:

* Nam châm điện được tạo ra nhờ ứng dụng đặc tính về sự nhiễm từ của sắt để làm nam châm điện. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây xung quanh ống dây có một từ trường.

Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

* Lợi thế của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu:

- Có thể tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.

- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây là nam châm mất hết từ tính.

- Có thể thay đổi tên các từ cực của nam châm điện bằng cách đổi chiều dòng điện qua ống dây.

Lý thuyết sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện

I - SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP

- Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

- Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài

Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.

II - NAM CHÂM ĐIỆN

Giải Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện (ảnh 3)

- Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non

- Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây

+ Tăng số vòng dây của cuộn dây

- Ưu điểm so với nam châm vĩnh cửu:

+ Có thể thay đổi được độ mạnh, yếu của nam châm bằng cách tăng - giảm số vòng dây của nam châm hay cường độ dòng điện chaỵ qua vòng dây

+ Có thể tạo ra từ trường mạnh hơn nam châm vĩnh cửu

+ Có thể làm mất hoàn toàn từ tính của nam châm điện bằng cách ngắt dòng điện qua các vòng dây

Sơ đồ tư duy về sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện

Giải Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - nam châm điện (ảnh 4)

Đánh giá

0

0 đánh giá