Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 6 (Kết nối tri thức): Một số hiểu biết về an ninh mạng

1.6 K

Lời giải SBT Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng SBT Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 6 từ đó học tốt môn GDQP 10.

Giải SBT Giáo dục quốc phòng 10 Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Bài 1 trang 15 SBT GDQP 10: Hãy nêu một số mạng xã hội mà em thường sử dụng. Em thường dùng thiết bị điện từ gi để đăng nhập vào các mạng xã hội đó?

Lời giải:

- Một số mạng xã hội phổ biến như: Facebook, zalo, Instagram, Linkedln; MySpace; Twitter, YouTube; TikTok… có thể đăng nhập vào các mạng xhx bằng máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh có kết nối mạng.

Bài 2 trang 15 SBT GDQP 10: Em thường dùng những ứng dụng gi trên Internet để phục vụ học tập? Hãy nêu những mặt tích cực và mặt trái của những ứng dụng đó đối với cuộc sống.

Lời giải:

Tên ứng dụng

Mặt tích cực

Mặt trái

Ứng dụng học trực tuyến: zoom, google meet…

- Giáo viên có thể truyền đạt kiến thức nhanh chóng

- Học sinh có thể học tập ở bất kì nơi nào chỉ cần có kết nối internet ổn định

- Giảm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian và hạn chế tiếp xúc trong điều kiện tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- Những người tham gia lớp học trực tuyến có ngu8y cơ bị theo dõi, trêu đùa và xâm phạm quyền riêng tư vì những vấn đề bảo mật thông tin của phần mềm.

ứng dụng tìm kiếm thông tin Google Search

- Có thể tra cứu thông tin nhanh chóng về nhiều lĩnh vực kiến thức phục vụ học tập

- Thông tin mà người dùng tra cứu được lưu trữ tự động và có thể được sử dụng cho các mục đích như: quảng cáo trực tuyến.

Ứng dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook,…), ứng dụng thư điện tử (E-mail)

- Có thể gửi/ nhận tin nhắn, hình ảnh, tài liệu học tập nhanh chóng và miễn phí.

- Nguy cơ về vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân của người sử dụng; nguy cơ lây nhiễm mã độc.

Ứng dụng dịch thuật tự động Google Translate

- Có thể dịch nội dung bài học, tài liệu tham khảo từ nhiều ngôn ngữ khác nhau

- Chưa được kiểm chứng về thông tin chính xác và vấn đề kiểm duyệt các nội dung nhạy cảm, yếu tố chính trị…

Bài 3 trang 15 SBT GDQP 10: Nếu những thông tin mà em cần hạn chế đưa lên mạng xã hội.

Lời giải:

- Những thông tin cần hạn chế đưa lên mạng xã hội là: thông tin của cá nhân; thông tin của người thân trong gia đình; thông tin về các loại tài khoản; thông tin về địa chỉ nhà ở, trường lớp,…

Bài 4 trang 15 SBT GDQP 10: Khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng em cần chú ý những điều gì?

Lời giải:

- Khi tham gia các hoạt động trên mạng em cần lưu ý:

+ Bảo mật thông tin cá nhân

+ Đặt mật khẩu an toàn

+ Cảnh giác trước những đường dẫn lạ

+ Không tham gia vào những nhóm, trang mạng mang tính kích động, bạo lực, đội trụy.

+ Không tuỳ tiện đăng ảnh của bản thân cũng như người khác lên mạng kèm những thông tin không đúng sự thật và ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người khác.

Bài 5 trang 15 SBT GDQP 10: Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày nào?

A. Ngày 01/01/2019.

B. Ngày 01/07/2018.

C. Ngày 31/12/2018.

D. Ngày 01/07/2019.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài 6 trang 15 SBT GDQP 10: Luật An ninh mạng có cấm người sử dụng Internet truy cập các trang mạng xã hội của nước ngoài hay không?

A. Có.

B. Không

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 7 trang 16 SBT GDQP 10: Điều 8 Luật An ninh mạng quy định mấy nhóm hành vi bị nghiêm cấm?

A. 3 nhóm.

B. 4 nhóm.

C. 5 nhóm.

D. 6 nhóm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 8 trang 16 SBT GDQP 10: Theo khoản 11, Điều 2 Luật An ninh mạng thì tài khoản số là thông tin dùng để làm gì?

A. Chứng thực, xác thực, bảo đảm, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.

B. Chứng thực, xác thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.

C. Phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.

D. Xác thực để sử dụng thông tin và các dịch vụ trên không gian mạng, được Cơ quan có thẩm quyền số hoá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 9 trang 16 SBT GDQP 10: Giả sử em có một người bạn thường dành nhiều thời gian buổi tối vào mạng xã hội để đọc các bài viết và tán gẫu. Em hãy viết một bức thư (khoảng 200 từ) để nhắn nhủ bạn về những nguy cơ mất an toàn thông tin và ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý khi dành quá nhiều thời gian tham gia mạng xã hội.

Lời giải:

- Nội dung viết thư để nhắn nhủ bạn về những nguy cơ mất an toàn thông tin và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý khi dành quá nhiều thời gian tham gia mạng xã hội như: các rủi ro khi tiếp xúc với các thông tin không chính xác, không lành mạnh, các nguy cơ bị lừa đảo, dữ liệu cá nhân có thể bị chia sẻ và sử dụng vào các mục đích xấu, làm mất tính bảo mật, đe dọa sự riêng tư, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và học tập,...

Bài 10 trang 16 SBT GDQP 10: Anh D là một chuyên gia về an ninh mạng. Anh được biết Luật An ninh mạng đã được ban hành và quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng.

Theo em, anh D có được tham gia vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng không?

Lời giải:

- Điều 30, 31, 32 của Luật An ninh mạng quy định lực lượng bảo vệ an ninh mạng gồm lực lượng chuyên trách tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng lực lượng được bố trí tại Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; tổ chức, cá nhân được huy động.

- Nếu anh D có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin và có nguyện vọng thì có thể được xem xét tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.

Bài 11 trang 16 SBT GDQP 10: Hai bạn A và B đã lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội ảo để bán điện thoại qua mạng. Hai bạn chụp ảnh những chiếc điện thoại đời mới và lấy những hình ảnh trên mạng để đăng bán với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Đến lúc giao hàng, hai bạn đã bỏ một hộp khẩu trang y tế thay vỏ điện thoại. Sau đó, hai bạn xoá tài khoản với mục đích khách hàng sau khi phát hiện sẽ không liên lạc được. Việc làm của A và B như trên có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, các mức xử phạt như thế nào?

Lời giải:

- Hành vi của A và B là vi phạm pháp luật, vi phạm khoản 1, Điều 18 của Luật An ninh mạng (hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin để chiếm đoạt tài sản).

- Các mức xử phạt căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Xem thêm các bài giải SBT GDQP lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng

Đánh giá

0

0 đánh giá