Sách bài tập Ngữ Văn 7 Nói và Nghe trang 8 | Kết nối tri thức

645

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Nói và Nghe trang 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Nói và Nghe trang 8

Bài tập 1 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Kể lại một truyện ngụ ngôn em đã học trong bài 6. Bài học cuộc sống.

Trả lời:

- Chọn một trong các truyện ngụ ngôn đã học trong bài 6. Bài học cuộc sống (Đẽo cày giữa đường; Ếch ngồi đáy giếng; Con mối và con kiến; Thiên nga, cá măng và tôm hùm) để kể lại.

- Đọc lại hướng dẫn các bước kể lại một truyện ngụ ngôn trong phần Nói và nghe của bài học để thực hiện (nắm vững tình huống truyện, quan hệ giữa các nhân vật, diễn biến câu chuyện, kết cục và bài học được rút ra).

- Dựa vào phần chuẩn bị, tập luyện một mình hoặc theo nhóm để kể chuyện cho thuần thục.

* Bài kể tham khảo:

Chuyện kể lại rằng, có một bác nông dân nghèo, công việc của bác lúc nào cũng gắn liền với đồng áng, cái cày và con trâu. Bác muốn tự làm một chiếc cày thật tốt để giúp cho năng suất làm việc thêm hiệu quả hơn. Một hôm bác nông dân xin được một khúc gỗ tốt nhưng bác chưa bao giờ làm cày, bác nghĩ ra một cách là mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo rồi hỏi ý kiến mọi người qua đường. Bác nông dân ngồi hì hục đẽo được một lúc thì có một người đi qua bảo:

– Bác đẽo thế này không đúng rồi, bác đẽo to quá.

Bác nông dân nghe thấy có vẻ như có lý nên bèn làm theo. Bác đẽo tiếp được một lúc thì lại có một người đi qua bảo:

– Bác đẽo thế này thì không cày được đâu, cái đầu cày bác đẽo to quá.

Bác nông dân nghe thấy vậy cũng có lý nên tiếp tục làm theo lời khuyên. Bác tiếp tục đẽo thì lại có một người nữa đi qua nói với bác:

– Bác đẽo thế này thì không ổn lắm, bác làm cái cày bị dài quá nên sẽ không thuận tay. Bác nông dân nghe thấy cũng có lý nên tiếp tục đẽo theo lời khuyên của người thứ 3.

Cứ như vậy cứ mỗi người đi qua khuyên bác một câu thì bác lại đẽo chiếc cày theo ý của người đó. Kết cục cuối cùng là cuối buổi hôm đó trong tay bác chỉ là một khúc gỗ nhỏ, bác không thể đẽo thành một chiếc cày được nữa. Tất cả cây gỗ quý nay chỉ còn thành một đống củi vụn do bác đã sửa đi sửa lại quá nhiều.

Câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” phê phán những con người không có lập trường hay lập trường thiếu vững vàng, người khác bảo gì cũng nghe mà không biết suy nghĩ. Trong cuộc sống, mỗi người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp thu ý kiến của người khác, nhưng phải biết chọn lọc, không thể ai nói gì cũng nghe.

Bài Tập 2 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Dễ nghe người là dại - đó là điều người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường rút ra được.

Hãy trình bày ý kiến của em về “bài học” ấy của người thợ mộc.

Trả lời:

- Đọc lại truyện Đẽo cày giữa đường để nắm được diễn biến câu chuyện và lí do người thợ mộc rút ra bài học cho chính mình.

- Xác định thái độ tán thành hay phản đối điều mà người thợ mộc rút ra. Dựa vào một số câu hỏi sau để triển khai phần nói: Xuất phát từ động cơ gì mà những người qua đường nói với anh thợ mộc những kiểu cày cần đẽo? Những kiểu cày người qua đường khuyên người thợ mộc đẽo có bình thường không? Anh thợ mộc đã hành động như thế nào trước những điều người qua đường nói? Kết cục thế nào? Vì sao anh thợ mộc thấy mình dại? Từ câu chuyện của người thợ mộc, bài học nào cần được rút ra? Câu chuyện này có khuyên ta bất chấp ý kiến của người khác không?

- Dựa vào phần chuẩn bị, tập luyện một mình hoặc theo nhóm để trình bày cho thuần thục.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Mỗi người là một thành viên của Xã hội. Những tác động khách quan nhiều khi khiến người ta chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí. Để khuyên chúng ta về vấn đề này, ông cha ta đã sáng tạo truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Câu chuyện nói về một anh chàng ngồi đẽo cày bên đường, mỗi người đi qua đều góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, kết quả bị hỏng cày không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Đẽo cày theo ý người ta sẽ thành khúc gỗ chả ra việc gì. Thông qua câu chuyện ông cha ta đã khuyên hay giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu cho mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.

Tư tưởng qua câu chuyện ngụ ngôn trên là hoàn toàn đúng đắn bởi quá trình để hướng tới thành công ta phải chịu tác động của cá yếu tố chủ quan nhưng nhiều khi tác động bởi các yếu tố khách quan, phải kiên định mới đến đích. Nếu bền chí, kiên định, có nghị lực chịu gian khổ, vượt qua khó khăn, luôn luôn sáng tạo thì cuộc sống trở lên tốt đẹp, đó là biểu hiện đầu tiên quyết định thành công. Tuy nhiên những tác động của bên ngoài là rất lớn. Nó có thể làm lung lay, mài mòn nghị lực của ta. Vậy trước những tác động đó ta phải làm gì, ta phải phân biệt được lời khuyên đó là đúng hay sai, có phù hợp với tư tưởng quan điểm của ta hay không?

Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Chúng ta hãy học tập lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, ở bạn bè, thầy cô, ở những người thân trong gia đình ngay từ những việc làm, những tư tưởng tưởng như đơn giản nhất nhưng lại cần thiết cho tương lai. Ví dụ: chúng ta lựa sức mình chọn trường thì không được gió chiều nào xoay chiều ấy rồi sẽ đi đến thất bại như anh chàng trong câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”.

Như vậy chỉ với một câu chuyện ngụ ngôn ngắn” Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc, quý giá cho chúng ta, phải biết giữ vững quan điểm lập trường, ý kiến mới thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng đừng bảo thủ mà hãy sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái đúng phù hợp cho cuộc sống.

Đánh giá

0

0 đánh giá