Với Giải toán lớp 3 trang 77 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 3. Mời các bạn đón xem:
Giải toán lớp 3 trang 77 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 Tập 1 trang 77 Thực hành 1: Quan sát hình vẽ bên.
a, Nêu ba điểm thẳng hàng. Trong ba điểm vừa nêu, điểm nào là điểm ở giữa hai điểm còn lại?
b, D có là trung điểm của đoạn thẳng CE không?
G có là trung điểm của đoạn thẳng HE không?
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải:
a, C, D, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm D ở giữa hai điểm điểm C và điểm E.
H, G, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm G là điểm ở giữa hai điểm H và E.
H, L, K là 3 điểm thẳng hàng. Điểm L là điểm ở giữa hai điểm H và K.
b, D là trung điểm của CE vì D là điểm ở giữa hai điểm C và E và DC = DE.
G không là trung điểm của đoạn thẳng HE vì GE > GH
Giải thích tại sao N là trung điểm của đoạn thẳng ST.
b, Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm.
Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.
Phương pháp giải:
a, Để N là trung điểm của ST ta cần chỉ ra N là điểm ở giữa hai điểm S và T ; NS = NT
b, Lấy thước thẳng vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm rồi xác định trung điểm M.
Lời giải:
a, Ta có N là điểm ở giữa hai điểm S , T và NS = NT = 3 cm
Vậy N là trung điểm của đoạn thẳng ST.
b, Vẽ đoạn thẳng AB = 10 cm.
Trên đoạn thẳng AB ta lấy điểm M sao cho MA = MB = 5 cm.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giải toán lớp 3 trang 78 Tập 1