Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống
Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.
- Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề tác động của biến đổi khí hậu.
- Thân đoạn: Tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.
+ Giải thích: Đó là sự thay đổi về khí hậu về môi trường tự nhiên diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ: hiệu ứng nhà kính, bão cát, băng tan,…
+ Hiện trạng: Đang diễn ra trên toàn thế giới ở bất cứ nơi đâu khu vực nào Trái đất đang ngày một nóng dần lên Thời tiết thay đổi đột ngột Những thiên tai luôn xảy ra gây thiệt hại nhiều Ở Việt Nam: mùa đông lạnh hơn, mùa hè nóng hơn, nhiều mưa bão, sự xâm lấn của nước mặn vào đồng bằng sông Cửu Long.
+ Hậu quả: Gây ảnh hưởng đến đời sống con người, tất cả các lĩnh vực từ văn hóa xã hội, kinh tế.. Nguyên nhân: chủ quan (do con người), khách quan (do quy luật của tự nhiên).
+ Biện pháp khắc phục: Nâng cao nhận thức của con người về tầm quan trọng của môi trường, sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu từ đó chung tay, góp sức bảo vệ môi trường.
- Kết đoạn: Kết luận, mở rộng vấn đề: Biến đổi khí hậu là vấn đề không thể tránh được nhưng cần tìm cách để giảm thiểu nó tốt nhất, thế hệ trẻ cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 1
Vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng được quan tâm của tất cả mọi người trên toàn Trái Đất, trong số đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do Việt Nam có đường biển dài nên khi mực nước biển dâng lên cao hơn thì đồng nghĩa với cuộc sống của người dân ven biển bị đe doạ. Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, thiên tai đã khiến hơn 9.500 người chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5 % GDP/năm.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 2
Sau khi học xong văn bản "Thủy tiên tháng Một", em đã nhận ra nhiều điều hơn về tác động của biến đổi khí hậu tại đất nước mà mình đang sống. Nhìn vào thực tế, có thể thấy ở Việt Nam xuất hiện nhiều thay đổi đáng kể như: mùa đông ở miền Bắc không còn quá lạnh; mưa bão, lũ lụt đổ bộ vào miền Trung ngày một nhiều; xuất hiện tình trạng xâm lấn nước mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long;... Tất cả những hiện tượng cực đoan ấy đã gây ra sự suy giảm kinh tế cho nước nhà, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Vậy nên, là một công dân có hiểu biết, ta cần phải hành động để cứu lấy Trái Đất càng sớm càng tốt. Việc nâng cao ý thức người dân là vô cùng cấp thiết. Hãy nhìn vào sự nguy hiểm mà tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, chung tay khắc phục hậu quả nó để lại, xây dựng một thế giới tươi đẹp và an toàn hơn cho thế hệ mai sau.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 3
Ngày nay, vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Đó chính là sự thay đổi khí hậu trong thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Sự biến đổi khí hậu kéo theo sự nóng lên của trái đất, băng tan, nước biển dâng cao, bão lũ, sóng thần, hạn hạn hán và giá rét kéo dài. Nguyên nhân dẫn đến việc biến đổi khí hậu là do sự thay đổi của môi trường tự nhiên, nhưng tác động lớn hơn vẫn là do ý thức, hành động của con người. Vài năm gần đây, nhân loại đứng trước những mối đe dọa của thiên nhiên, gây nên tình trạng hạn hán, lũ lụt kéo dài ảnh hưởng môi trường sinh thái và đời sống nông dân. Vậy nên chúng ta cần phải chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất như trồng cây xanh, tuyên truyền mọi người giữ gìn môi trường sống.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 4
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng vẫn đang thu hút sự chú ý của đông đảo người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đặc biệt ở miền Bắc nước ta, hiện tượng mùa hè ngày một gia tăng trong khi mùa đông gần như chẳng xuất hiện. Nguyên nhân lớn nhất là do sự tác động mạnh mẽ của con người lên môi trường sống, chính những hành động thải các chất độc ra môi trường biển, đất hay đốt rác thải đã làm khí hậu chịu tác động đáng kể. Tình trạng đó gây ra rất nhiều hậu quả, điển hình như hiện tượng băng tan và nước biển ngày một dâng cao. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật. Đứng trước thực trạng đó, chúng ta cần phải ngăn chặn kịp thời, không xả chất thải ra môi trường, không đốt rừng làm nương rẫy. Qua đó, mỗi người dân chúng ta phải nâng cao ý thức trách nhiệm về hiện tượng biến đổi khí hậu, xây dựng môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 5
Biến đổi khí hậu là một vấn đề được quan tâm đặc biệt. Có thể thấy rằng, khí hậu ảnh hưởng đến sự sống của con người. Thế nhưng khí hậu trên trái đất lại đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trái đất thì ngày càng nóng lên, thiên tai đang xảy ra ngày càng nhiều hơn. Ở thủ đô Hà Nội, người dân phải chịu cái nắng nóng lên tới hơn bốn mươi độ. Nhiều người còn đùa rằng có thể mang chảo ra rán chín trứng giữa trời mùa hè. Trong những năm gần đây, miền Trung liên tiếp phải gánh chịu hết cơn bão này nối tiếp cơn bão khác. Tất cả đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn đến cuộc sống của con người. Vì vậy, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ trái đất, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 6
Bệnh dịch, chiến tranh,... đều là những nỗi lo lớn của toàn xã hội. Và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó không là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên. Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao...Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng nhiều... Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng... Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu. Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần,... lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng "ung thư" xuất hiện. Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 7
Nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến “sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại”. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Còn nhớ năm 2005, sóng thần đã cuốn trôi hàng chục ngàn người ở Thái Lan và Indonesia. Năm 2008, động đất làm tan hoang Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ngày càng nhiều làng “ung thư” xuất hiện ở Việt Nam và thế giới… đây là những con số đáng báo động, cho thấy sự nổi giận của thiên nhiên trước những sai lầm của con người. Nguyên nhân dẫn đến những hậu quả trên là do: Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc diệt cỏ thiếu khoa học. Rồi khói thải công nghiệp, khói thải đô thị làm thủng tầng ô zôn gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên… Tất cả sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Theo lịch của người Maya năm 2012 là năm tận thế, nhà tiên tri Vanga dự đoán: sau năm 2010 sẽ là động đất, núi lửa và sóng thần… nay đang trở thành sự thật. Hãy chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực: Không được đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp như vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Nhật (2011), vụ nổ lò hạt nhân Checmobưn ở Nga (1986) gây bao đau thương cho con người.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 8
Biến đổi khí hậu là một hiện tượng đang thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Quan sát thực tế chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, khí hậu ngày càng biến đổi rõ rệt. Ở nước ta, hiện tượng mùa hè ngày một gia tăng trong khi mùa đông như chẳng hề xuất hiện. Vậy nguyên nhân do đâu làm xuất hiện tình trạng này? Trước hết là do sự tác động quá lớn của con người lên môi trường sống. Chúng ta đang không ngừng thải các chất độc ra môi trường biển, đất, hay đốt rác thải. Chính những việc làm đó đã làm khí hậu chịu tác động đáng kể. Hơn thế nữa, nguyên nhân còn là do sự ấm lên toàn cầu và hiện tượng nhà kính. Trước những nguyên nhân to lớn đó, biến đổi khí hậu đã gây ra vô số hệ quả to lường. Trước hết là hiện tượng băng tan và nước biển ngày một dâng cao. Tiêu biểu như ở đất mũi Cà Mau, biển ngày một lấn vào đất liền, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. Với những hệ lụy to lớn đó, chúng ta phải ra sức ngăn chặn tình trạng này bằng nhiều biện pháp thiết thực khác nhau, tiêu biểu như, không đốt rừng làm nương rẫy, không xả chất thải ra môi trường khi chưa qua xử lý. Qua đây, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức trách nhiệm về hiện tượng biến đổi khí hậu, từ đó hãy cùng nhau xây dựng một môi trường sống an toàn, xanh - sạch - đẹp.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 9
Hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vậy biến đổi khí hậu là gì ?Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay,sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài. Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu là do có sự thay đổi của môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên. Gây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi. Nó còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân. Vậy nên chúng ta cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
Đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống - mẫu 10
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng, các vùng miễn bị tác động không hề nhỏ và miền Trung quê em không là ngoại lệ. Sự biến đổi khí hậu đã khiến con người đứng trước sự đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống. Hàng năm, miền Trung quê em phải hứng chịu những cơn bão giật cấp 7,8 cuốn theo nhà cửa, ruộng đồng, thậm chí là mạng sống của con người. Tần xuất bão lũ diễn ra với cường độ mạnh, nhiều người mất nhà, những đứa trẻ mất ba, mất mẹ… thật đáng thương tâm! Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu rất đa dạng, có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên… Thế nhưng tác động lớn nhất, quan trọng nhất là do ý thức con người. Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho nhịp sống trở nên bình thường, Trái Đất xanh tươi trở lại. Vì vậy mỗi chúng ta cần chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp!
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập 2 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Ấn tượng, suy nghĩ được gợi ra từ nhan đề của văn bản:...
Bài tập 3 trang 51 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những bằng chứng mà tác giả sử dụng để chứng tỏ “sự bất thường của Trái Đất”....
Bài tập 4 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết" được thể hiện rõ qua đoạn văn từ câu:...
Bài tập 5 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng những tài liệu tham khảo cần thiết:...
Bài tập 6 trang 52 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những số liệu được tác giả đưa vào văn bản:...
Bài tập 7 trang 53 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản:...
Bài tập 2 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điền nội dung các cước chú trong văn bản Thủy tiên tháng Một vào bảng:...
Bài tập 3 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Một số từ ngữ, nội dung trong văn bản cần có thêm cước chú:...
Bài tập 5 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Trong văn bản Thủy tiên tháng Một, Thô-mát L.Phrít -man đã cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo bằng cách:...
Bài tập 6 trang 54 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Sự khác nhau giữa cách ghi nguồn tài liệu tham khảo ngay ở đoạn có thông tin được viện dẫn và ghi nguồn tài liệu bằng cách đặt ở một phần riêng cuối văn bản....
Bài tập 7 trang 55 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Điền các thông tin vào bảng sau để đánh giá tác dụng của việc viện dẫn thông tin và sử dụng tài liệu tham khảo trong Thủy tiên tháng Một:...
Bài tập 2 trang 56 VTH Ngữ văn 7Tập 2: Viết văn bản này, tác giả hướng tới mục đích:...
Bài tập 3 trang 56 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Hoạt động trong lễ rửa làng phải được thực hiện theo luật lệ:...
Bài tập 4 trang 57 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Tính cộng đồng của các hoạt động trong ngày lễ đã được tô đậm qua các thông tin:...
Bài tập 5 trang 57 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những kinh nghiệm về cách tạo lập văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động em rút ra được qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô....
Bài tập 6 trang 57 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô....
Bài tập 2 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào....
Bài tập 3 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Tác giả cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì:...
Bài tập 4 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Giữa tác giả và nhân vật được nói tới trong bài tản văn có sự đồng điệu về tâm hồn:...
Bài tập 5 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua tản văn Bản tin về hoa anh đào:...
Bài tập 6 trang 58 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Suy nghĩ của em về điều mong muốn mà tác giả thể hiện ở đoạn cuối văn bản:...
Bài tập 1 trang 59 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nghĩa của các yếu tố tạo nên tín ngưỡng:...
Bài tập 2 trang 59 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các từ bản sắc, ưu tú, truyền thông:...
Bài tập 1 trang 59 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Vấn đề trọng tâm được đề cập đến trong văn bản:...
Bài tập 2 trang 59 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Một số vật liệu, sản phẩm, dịch vụ,…được xem là “thân thiện với môi trường” khi đáp ứng tiêu chí:...
Bài tập 3 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Mối quan hệ giữa các tiêu chí “thân thiện với môi trường” với nội dung được triển khai ở văn bản:...
Bài tập 4 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Những số liệu được tác giả sử dụng trong văn bản:...
Bài tập 5 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Văn bản “Thân thiện với môi trường” được viết ra nhằm mục đích:...
Bài tập 6 trang 60 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Suy nghĩ của em trước những thông tin do văn bản cung cấp:...