SBT Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long | Giải SBT Địa lí lớp 9

1.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí Bài 35: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Câu 1 trang 85 SBT Địa lí 9:Dựa vào hình sau:
a) Hoàn thành bảng chú giải

b) Ghi tên vùng, tên nước, tên vịnh biển, tên biển tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Dựa vào lược đồ em vừa hoàn thành và vốn hiểu biết, nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Trả lời:

a) Hoàn thành chú giải:

1. Long An                                                     8. Kiên Giang

2. Đồng Tháp                                                 9. Hậu Giang

3. Tiền Giang                                                 10. Trà Vinh

4. Bến Tre                                                      11. Sóc Trăng

5. An Giang                                                   12. Bạc Liêu

6. Cần Thơ                                                    13. Cà Mau

7. Vĩnh Long

b) Vùng Đồng bằng sông Cửu LongCó vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.SBT Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 2)

c) Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:

- Kề liền với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển mạnh, là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao động của đồng bằng.

- Giáp Campuchia với đường biên giới dài và giao lưu rất thuận lợi (cả đường bộ và đường sông), Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế để phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê công.

- Giáp Biển Đông thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

Câu 2 trang 85 SBT Địa lí 9: Nối chữ ở cột A với những ô chữ thích hợp ở cột B sao cho phù hợp:

Trả lời:

SBT Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 4)

Câu 3 trang 85 SBT Địa lí 9: Dựa vào bảng 35.1 SGK. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 1999 trang 127 hãy:

a) Nêu khái quát về đặc điểm dân cư, xã hội, của đồng bằng sông Cửu Long?

b) Tại sao đưa vấn đề nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này? 

Trả lời:

a)

* Đặc điểm dân cư – xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long:

– Số dân đông, hơn 17,4 triệu người (2006), (chiếm 20,7% dân số cả nước), xếp thứ hai sau vùng Đồng bằng sông Hồng).

– Mật độ dân số cao, năm 2006 là 429 người/km2, phân bố dân cư chênh lệch lớn giữa thành thị – nông thôn và giữa các địa phương.

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đương với mức trung bình của cả nước, tuổi thọ trung bình cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước.

– Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ – me, người “Chăm", người Hoa.

* Đặc điểm chủ yếu về xã hội:

So với mức chung của cả nước

– GDP / người thấp hơn nhưng tỉ lệ hộ nghèo ít hơn.

– Trình độ đô thị hóa thấp hơn.

– Mặt bằng dân trí còn thấp, tỉ lệ người lớn biết chữ thấp.

b) Ở Đồng bằng sông Cửu Long, phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:

– Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

– Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm.

Vì vây, phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ:

– Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế mạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

Đánh giá

0

0 đánh giá