Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | Giải VBT Địa lí lớp 9

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trang 87, 88 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 1 trang 87 Vở bài tập Địa lí 9:Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long  | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 1)

Phương pháp giải: Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 29.

Trả lời:Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long  | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 2)

Bài 2 trang 88 Vở bài tập Địa lí 9: Tính tỉ lệ các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long rồi điền vào các chỗ trống trong bảng sau:Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long  | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 3)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Kể tên các cây trồng, vật nuôi thích hợp với vùng đất phù sa ngọt.

c) Nêu tầm quan trọng của việc cải tạo đất phèn đất mặn.

Phương pháp giải: Tính toán, vẽ và nhận xét biểu đồ kết hợp SGK/125-127, địa lí 9.

Trả lời:

a) Tính toán và vẽ biểu đồ.Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long  | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 4)


 Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long  | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 7)

b) Các cây trồng, vật nuôi thích hợp với vùng đất phù sa ngọt:

- Các loại cây trồng chủ yếu:

+ Cây lương thực: Lúa gạo,…

+ Các cây ăn quả: xoài, dừa, cam, bưởi,..

+ Cây khác: mía đường, rau đậu,..

- Vật nuôi: lợn, gia cầm (nhất là vịt), thủy sản,…

c) Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa quan trọng:

- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khoảng 60% diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn.

- Đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu,…

Bài 3 trang 88 Vở bài tập Địa lí 9: Cho bảng số liệuVở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long  | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 8)

Dựa vào các tiêu chí trong bảng trên, hãy viết tóm tắt so sánh về sự phát triển kinh tế - xã hội giữa hai đồng bằng lớn nhất đất nước (có so sánh với trung bình cả nước).

Phương pháp giải: Nhận xét, phân tích bảng số liệu.

Trả lời:

- Thu nhập bình quân đầu người: ĐBSCL thấp hơn Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và trung bình cả nước (1796,7 nghìn đồng so với 2337,1 nghìn đồng của ĐBSH và 1999,8 nghìn đồng của cả nước). Thu nhập bình quân đầu người của ĐBSH lớn hơn trung bình cả nước.

- Trình độ dân trí: ĐBSCL thấp hơn Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và trung bình cả nước (92% so với 97,1% của ĐBSH và 94% của cả nước). Tỉ lệ người lớn biết chữ chữ của Đồng bằng sông Hồng cao hơn mức trung bình của cả nước.

- Tuổi thọ trung bình: ĐBSCL cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 73,7 tuổi, cả nước là 72,8 tuổi). Nhưng thấp hơn ĐBSH (ĐBSH đạt 74,2 tuổi).

- Trình độ đô thị hóa: tỉ lệ dân thành thị của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thấp hơn Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và cả hai khu vực đều có tỉ lệ dân thành thị thấp hơn trung bình cả nước (24,9%; 32,5% so với 33,1%).

Qua một số chỉ tiêu trên, nhìn chung sự phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL còn thấp hơn so với ĐBSH và cả nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá