Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Vật lí lớp 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 9. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm quay một góc 900.
C. Kim nam châm quay ngược lại.
D. Kim nam châm bị đẩy ra.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Lời giải:
Khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì kim nam châm quay ngược lại.
Khi đóng khóa K: Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta được đầu C của nam châm điện trở thành cực Nam (S) → Cực Bắc (N) của kim nam châm bị hút quay về C. (hình 35.1a)
Đổi chiều dòng điện thì đầu C của nam châm điện trở thành cực Bắc (N) → Cực Bắc (B) của kim nam châm bị đẩy ra nên kim nam châm quay ngược lại sao cho cực Nam của nó quay về đầu C của ống dây.
Chọn đáp án: C
A. Kim sắt vẫn bị hút như trước.
B. Kim sắt quay một góc 900.
C. Khi sắt quay ngược lại.
D. Kim sắt bị đẩy ra.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức: Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang, từ.
Lời giải:
Khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì dòng điện xoay chiều vẫn có tác dụng từ hút kim sắt lại gần nam châm điện.
Chọn đáp án: A
A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra.
C. Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Lời giải:
Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện thì lực từ đổi chiều liên tục làm cho miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.
Chọn đáp án: D
Lời giải:
+ Hiện tượng: Kim nam châm vẫn đứng yên như cũ.
+ Giải thích hiện tượng: Thực ra lực từ tác dụng vào mỗi cực của kim nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện. Nhưng vì kim nam châm có quán tính, dòng điện xoay chiều trên lưới điện quốc gia có tần số lớn (50Hz) cho nên kim không kịp đổi chiều quay và đứng yên.
Lời giải:
Sơ đồ như sau:
Hình a) Nếu cực N thanh nam châm lúc đầu bị hút khi đổi chiều dòng điện thì nó bị đẩy và ngược lại
Hình b) Cực N lần lượt bị hút liên tục. Do dòng điện luân phiên đổi chiều.
A. Không còn tác dụng từ.
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi.
C. Tác dụng từ giảm đi.
D. Lực từ đổi chiều.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
Lời giải:
Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ đổi chiều.
Chọn đáp án: D
A. Giá trị cực đại.
B. Giá trị cực tiểu.
C. Giá trị trung bình.
D. Giá trị hiệu dụng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Lời giải:
Ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều
Chọn đáp án: D
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về tác dụng từ của dòng điện.
Lời giải:
Đóng khóa K, trong ống dây có dòng điện chạy qua, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được đầu A của ống dây là cực Bắc, đầu B là cực Nam
+ Đối với kim nam châm:
Ban đầu, cực Bắc của kim nam châm ở gần đầu A (khi này là cực Bắc) nên bị đẩy quay ra xa, cực Nam lại gần đầu A của ống dây. Sau đó đổi chiều dòng điện thì từ cực của ống dây thay đổi, đầu A thành cực Nam, sẽ đẩy cực Nam của kim nam châm ra xa, đầu Bắc của kim nam châm lại gần A → kim nam châm bị quay 180o sau khi đổi chiều dòng điện.
+ Đối với kim sắt non: Ống dây luôn là nam châm điện dù có đổi chiều dòng điện hay không đổi chiều, do vậy nam châm điện luôn hút kim sắt non → kim sắt non vẫn đứng yên không quay dù đổi chiều dòng điện.
Vậy tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non là khác nhau khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây, cụ thể là kim nam châm quay, kim sắt không quay.
Lời giải:
Sơ đồ dưới đây:
Lời giải:
Tác dụng phát quang, nhiệt, sinh lí của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện.