Vở bài tập Tiếng Việt 3 Bài 12: Đồng quê yêu dấu | Cánh diều

4.5 K

Với giải vở bài tập Tiếng Việt 3 Bài 12: Đồng quê yêu dấu sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 3. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT Toán lớp 3 Bài 12: Đồng quê yêu dấu

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 12, 13 Đọc hiểu: Sông quê

Bài 1 (trang 12 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê? Viết tiếp:

Bờ tre,...................................................................

Trả lời

Bờ tre, bầy sẻ, khúc sông quê, cầu tre, hai bờ sông, câu hò, thuyền nan, dòng sông.

Bài 2 (trang 12 – 13 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Gạch dưới những từ ngữ cho thấy hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương:

Gió chiều ru hiền hòa

Rung bờ tre xào xạc

Bầy sẻ vui nhả nhạc

Rộn rã khúc sông quê.

Ngày hai buổi đi về

Qua cầu tre lắt lẻo

Tiếng bạn cười trong trẻo

Vang vọng hai bờ sông.

Và câu hò mênh mông

Lắng tình quê tha thiết

Thuyền nan nghèo dăm chiếc

Lặng lờ trôi trong chiều...

Hỡi dòng sông thương yêu

Trải mình theo năm tháng

Cho em cùng bè bạn

Soi bóng mình tuổi hoa!

Trả lời

Gió chiều ru hiền hòa

Rung bờ tre xào xạc

Bầy sẻ vui nhả nhạc

Rộn rã khúc sông quê.

Ngày hai buổi đi về

Qua cầu tre lắt lẻo

Tiếng bạn cười trong trẻo

Vang vọng hai bờ sông.

 câu hò mênh mông

Lắng tình quê tha thiết

Thuyền nan nghèo dăm chiếc

Lặng lờ trôi trong chiều...

Hỡi dòng sông thương yêu

Trải mình theo năm tháng

Cho em cùng bè bạn

Soi bóng mình tuổi hoa!

Bài 3 (trang 13 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:

 

ĐÚNG

SAI

a) Tiếng bờ tre rung xào xạc trong gió.

   

b)Tiếng bầy chim sẻ hót rộn rã một khúc sông.

   

c)Tiếng cười trong trẻo của các bạn nhỏ vang vọng hai bờ sông.

   

d)Tiếng hò tha thiết trên dòng sông mênh mông.

   

e)Tiếng thuyền nan trôi trên dòng sông.

   

Trả lời

 

ĐÚNG

SAI

a) Tiếng bờ tre rung xào xạc trong gió.

 

b)Tiếng bầy chim sẻ hót rộn rã một khúc sông.

 

c)Tiếng cười trong trẻo của các bạn nhỏ vang vọng hai bờ sông.

 

d)Tiếng hò tha thiết trên dòng sông mênh mông.

 

e)Tiếng thuyền nan trôi trên dòng sông.

 

 

Bài 4 (trang 13 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2 :Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a)Yêu mến dòng sông quê hương thơ mộng, yên bình.

b)Tự hào về dòng sông của quê hương.

c)Hạnh phúc vì được vui sống bên dòng sông quê hương.

d)Ý kiến khác của em (nếu có).

Trả lời:

Đáp án: a)Yêu mến dòng sông quê hương thơ mộng, yên bình.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê

Bài 1 (trang 13 – 14 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Đánh dấu v vào ô trống trước ý đúng:

a)Từ ngữ có nghĩa giống nghĩa trong bài của từ “trong trẻo”

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều trong veo

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều trong suốt

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều trong trắng

b)Từ ngữ có nghĩa giống nghĩa trong bài của từ “tuổi hoa”

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều tuổi trung niên

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều tuổi thanh niên

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều tuổi thiếu niên

Trả lời

a)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều trong veo

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều trong suốt

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều trong trắng

b)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều tuổi trung niên

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều tuổi thanh niên

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 13, 14 Luyện tập: Sông quê | Cánh diều tuổi thiếu niên

Bài 2 (trang 14 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Đóng vai bạn nhỏ trong bài thơ, viết câu cảm để bày tỏ:

a)Cảm xúc của em về cảnh đẹp của dòng sông.

b)Cảm xúc của em về tiếng hò trên dòng sông.

c)Tình cảm của em với dòng sông quê hương.

Trả lời

a) Ôi, dòng sông mới yên bình làm sao!

b) Tiếng hò tha thiết quá!

c) Em yêu dòng sông quê hương biết bao nhiêu!

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 14, 15 Đọc hiểu: Hương làng

Bài 1 (trang 14 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a)Những cánh chim từ đâu bay đến rồi thoáng cái lại bay đi.

b)Hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà về ăn.

c)Những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

Trả lời:

Đáp án: c)Những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

Bài 2 (trang 14 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tìm những từ ngữ trong bài đọc tả hương thơm của hoa, lá và nối chúng với từ ngữ chỉ hoa, lá đó:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 14, 15 Đọc hiểu: Hương làng | Cánh diều

Trả lời

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 14, 15 Đọc hiểu: Hương làng | Cánh diều

Bài 3 (trang 15 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào? Nối đúng:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 14, 15 Đọc hiểu: Hương làng | Cánh diều

Trả lời

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 14, 15 Đọc hiểu: Hương làng | Cánh diều

Bài 4 (trang 15 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Theo em, vì sao bài văn có tên là Hương làng? Khoanh tròn từ cái trước ý em thích:

a)Vì bài văn miêu tả những hương thơm mộc mạc mà quyến rũ của làng quê.

b)Vì bài văn miêu tả những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của làng quê.

c)Vì bài văn miêu tả hương thơm của làng quê vào những thời điểm khác nhau trong năm.

d)Ý kiến khác của em (nếu có):..........................

Trả lời

Đáp án: b)Vì bài văn miêu tả những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của làng quê.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 15, 16 Luyện tập: Hương làng

Bài 1 (trang 15 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Đọc câu sau và viết từ ngữ phù hợp vào bảng so sánh ở bên dưới:

Tôi cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê những mùi thơm ấy, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra.

Hoạt động 1

Từ so sánh

Hoạt động 2

hít thở những mùi thơm ấy

.........................

Hít hà.....................

Trả lời

Hoạt động 1

Từ so sánh

Hoạt động 2

hít thở những mùi thơm ấy

Giống như

Hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra.

 

Bài 2 (trang 16 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Gạch dưới những từ ngữ chỉ các hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ sau:

a)Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.

b)Con mẹ đẹp sao

Những hòn tơ nhỏ

Chạy như lăn tròn

Trên sân, trêm cỏ.

c)Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.

Trả lời

a)Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.

b)Con mẹ đẹp sao

Những hòn tơ nhỏ

Chạy như lăn tròn

Trên sân, trêm cỏ.

c)Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.

Bài 1 (trang 16 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Đọc thư thăm bạn, nối đúng:

Viết thư thăm bạn trang 16 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều

Trả lời

Viết thư thăm bạn trang 16 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều

Bài 2 (trang 16 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Hãy đóng vai bạn Hà, viết một bức thư trả lời Quỳnh Ngọc.

Gợi ý: Em có thể viết thư trả lời bạn theo các ý như sau:

-Địa điểm, ngày tháng viết thư.

-Lời chào đầu thư.

-Trả lời câu hỏi của bạn.

-Lời hẹn, lời chúc; lời chào cuối thư.

-Kí tên.

Trả lời

Hà Nội, 02 tháng 09 năm 2022

Quỳnh Ngọc thân mến!

Tớ rất vui khi nhận được thư của cậu. Từ khi vào đây, cuộc sống của tớ vẫn ổn, việc học hành rất tốt. Năm nay tớ còn được học sinh giỏi nữa đấy. Bố mẹ và em tớ vẫn khỏe.

Dạo này cậu thế nào? Việc học hành có ổn không? Hai bác có khỏe không nữa? Lâu lắm rồi không được gặp mọi người, tớ nhớ mọi người, nhớ quê mình lắm! Gửi lời hỏi thăm của tớ đến hai bác nhé!

Mong cậu và gia đình luôn mạnh khỏe. Chờ thư của cậu.

Bạn của cậu

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 17, 18 Đọc hiểu: Làng em

Bài 1 (trang 17 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Làng quê của bạn nhỏ ở đâu? Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt? Gạch dưới những từ ngữ phù hợp:

a)Làng quê của bạn nhỏ ở đâu?

b)Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt

Làng em nằm lặng lẽ

Bên bờ dòng sông Diêm

Làng mềm như dáng lúa

Cong cong hình lưỡi liềm

Làng em nằm lặng lẽ

Bên bờ dòng sông Diêm

Làng mềm như dáng lúa

Cong cong hình lưỡi liềm

Trả lời

a)Làng quê của bạn nhỏ ở đâu?

b)Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt

Làng em nằm lặng lẽ

Bên bờ dòng sông Diêm

Làng mềm như dáng lúa

Cong cong hình lưỡi liềm

Làng em nằm lặng lẽ

Bên bờ dòng sông Diêm

Làng mềm như dáng lúa

Cong cong hình lưỡi liềm

 

Bài 2 (trang 18 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Làng quê đã thay đổi như thế nào so với trước kia? Nối đúng:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 17, 18 Đọc hiểu: Làng em | Cánh diều

Trả lời

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 17, 18 Đọc hiểu: Làng em | Cánh diều

Bài 3 (trang 18 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Ngôi trường mới được bạn nhỏ miêu tả như thế nào? Viết tiếp:

Trường của bạn nhỏ..................................................

Trả lời

Trường của bạn nhỏ khang trang.

Bài 4 (trang 18 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a)Niềm vui của bạn nhỏ khi ngắm nhìn làng quê xinh đẹp.

b)Tình yêu quê hương, cảm xúc vui sướng của bạn nhỏ trước sự đổi thay của quê hương.

c)Tình cảm vui sướng của bạn nhỏ khi ngắm nhìn ngôi trường khang trang, đẹp đẽ của mình.

d)Ý kiến khác của em (nếu có):......................................................

Trả lời

Đáp án: b)Tình yêu quê hương, cảm xúc vui sướng của bạn nhỏ trước sự đổi thay của quê hương.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 18, 19 Luyện tập: Làng em

Bài 1 (trang 18 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):a)Viết từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong câu thơ sau:

Những con đường lầy lội

Giờ đã rộng thêng thang

Từ có nghĩa trái ngược với từ rộng là .........................

b)Qua đó, em hiểu con đường trước đây như thế nào? Viết tiếp:

Con đường trước đây .................................................

Trả lời

a)Từ có nghĩa trái ngược với từ rộng là hẹp

b)Con đường trước đây rất chật hẹp.

Bài 2 (trang 19 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Nối đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 18, 19 Luyện tập: Làng em | Cánh diều

Trả lời

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 18, 19 Luyện tập: Làng em | Cánh diều

Bài 3 (trang 19 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết câu phân biệt hai từ có nghĩa trái ngược vừa tìm được trong bài tập 2.

M:-Ban đêm, khu vườn lặng lẽ.

-Vừa sáng sớm, tiếng cười nói đã ồn ào.

Trả lời

- Mặt trời mọc ở hướng Tây.

- Mặt trời lặn ở hướng Đông.

- Ngày trước, mái nhà của ông bà lụp xụp hơn bao giờ hết.

- Bây giờ, mái nhà đã được xây mới khang trang hơn.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 19, 20 Đọc hiểu: Phép mầu trên sa mạc

Câu hỏi (trang 19 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Nối từ ngữ bên A với nghĩa phù hợp ở bên B:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 19, 20 Đọc hiểu: Phép mầu trên sa mạc | Cánh diều

Trả lời

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 19, 20 Đọc hiểu: Phép mầu trên sa mạc | Cánh diều

Bài 1 (trang 20 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Người dân I-xra-en đã biến sa mạc thành đồng ruộng xanh tốt bằng cách nào? Viết tiếp:

Người I-xra-en đã biến sa mặc thành ruộng đồng xanh tốt bằng .........................

Trả lời

Người I-xra-en đã biến sa mặc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt.

Bài 2 (trang 20 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Các trang trại thủy sản của I-xra-en được lập ra ở đâu? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a)Trên núi đá, nới khí hậu không quá khắc nghiệt.

b)Dưới chân núi, nơi dễ lắp đặt ống dẫn nước về.

c)Trên sa mạc, xen giữa những cánh đồng trồng cây.

Trả lời

Đáp án: c)Trên sa mạc, xen giữa những cánh đồng trồng cây.

Bài 3 (trang 20 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Nhờ đâu mà người I-xra-en đã làm nên “phép mầu trên sa mạc”?

Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a)Nhờ có khí hậu thuận lợi.

b)Nhờ có nguồn nước dồi dào.

c)Nhờ sự cần cù và trí óc sáng tạo.

Trả lời

Đáp án: c)Nhờ sự cần cù và trí óc sáng tạo.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 20 Luyện tập: Phép mầu trên sa mạc

Bài 1 (trang 20 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?

a)I-xra-en phát triển chủ yếu bằng trí óc sáng tạo.

b)Người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt.

Trả lời:

a)I-xra-en phát triển chủ yếu bằng trí óc sáng tạo.

b)Người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt.

Bài 2 (trang 20 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Những sự vật nào dưới đây thể hiện đặc điểm của nông thôn mới. Nối đúng:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 20 Luyện tập: Phép mầu trên sa mạc | Cánh diều

Trả lời

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 20 Luyện tập: Phép mầu trên sa mạc | Cánh diều

Câu hỏi (trang 21 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu,...)theo một trong hai nội dung sau:

a)Nêu cảm xúc của em về con người (hoặc cảnh vật) ở nông thôn sau một chuyến về thăm quê (hoặc một kì nghỉ ở nông thôn).

b)Kể về những thay đổi tốt đẹp gần đây ở địa phương em.

Trả lời

a)

..., ngày .../.../20...

Chị Hồng Nhung thân mến!

Dạo này chị có khỏe không ạ? Chị đi học ở xa nhớ giữ gìn sức khỏe nhé. Tuần trước em được bố mẹ cho đi thăm quê ngoại đấy, nếu có chị đi cùng chắc sẽ rất vui. Ngay từ đầu làng, em đã nhìn thấy một cây đa rất to, tán cây xoè bóng mát rất rộng. Những ngày hè oi ả, ai đi qua hay đi làm về cũng dừng chân ngồi nghỉ dưới tán cây râm mát này. Hai bên đường vào làng là những cánh đồng lúa vàng óng trải dài. Hương lúa thơm ngào ngạt. Thỉnh thoảng lại có một vài chiếc ao nhỏ được người dân thả bèo và hoa sen. Những bông hoa bèo tim tím trông rất mát mẻ, còn những bông hoa sen thì đủ màu sắc kiêu xa đón chào những người con quê hương. Làng còn có một ngôi chùa rất to và rất đẹp. Thấp thoáng trong làng là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Cuộc sống nơi đây rất êm đềm chị ạ.

Thôi em chào chị, chúc chị mạnh khoẻ và chăm viết thư cho em nhiều.

Em gái

Liên

Mai Liên

b)

Hà Nội, 02 tháng 09 năm 2022

Ông bà thân mến!

Cháu là Linh đây. Dạo này ông bà có khỏe không? Đã lâu lắm rồi, cháu chưa được về quê, cháu nhớ ông bà nhiều lắm!

Dạo này cháu vẫn khỏe, việc học tập cũng tốt đẹp lắm. Năm nay cháu còn được học sinh giỏi nữa. Mà ở địa phương của cháu lâu nay có nhiều thay đổi lắm, không còn giống như ngày trước ông bà lên thăm nữa. Tất cả những con đường đều được trải nhựa, đèn đường sáng lắm, không còn sợ tối mỗi khi đi học về. Các chung cư cao tầng cũng mọc lên san sát. Bãi đất trống cạnh nhà cháu nay đã thành công viên đông đúc người. Chiều nào cũng nhộn nhịp người ra người vào.

Còn ở quê mình dạo này thế nào vậy ông bà?

Cháu mong ông bà luôn mạnh khỏe. Hẹn thư của ông bà một ngày gần nhất

Cháu của ông bà

Linh

Bài 2 (trang 22 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2):Tập ghi phong bì thư:

Gợi ý:

-Góc bên trái (phía trên): ghi họ và tên, địa chỉ người gửi.

-Góc bên phải (phía dưới): ghi họ và tên, địa chỉ người nhận.

-Góc bên phải (phía trên): dán tem trước khi bỏ thư vào hòm thư.

Thư gửi người thân trang 21, 22 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều

Trả lời

- Người gửi: Nguyễn Văn An

Địa chỉ: Đường Xuân Thủy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu giấy, Thành phố Hà Nội.

- Người nhận: Nguyễn Văn Xuân

Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài tập (trang 22 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2): Sau bài 12, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Đánh dấu √ vào ô thích hợp:

Tự đánh giá trang 22 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Cánh diều

Trả lời:

- Em đánh dấu những gì em đã biết và đã làm được.

Xem thêm các bài giải Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Cảnh đẹp non sông

Bài 12: Đồng quê yêu dấu

Bài 13: Cuộc sống đô thị

Bài 14: Anh em một nhà

Bài 15:Ôn tập giữa học kì 2

Đánh giá

0

0 đánh giá