Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học | Cánh diều

3.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học

Để sân khấu hóa một tác phẩm văn học, cần chú ý tiến hành theo quy trình sau:

Soạn bài Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

1. Nghiên cứu các tác phẩm văn học, ưu tiên các tác phẩm có trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10; lựa chọn một (hoặc nhóm) tác phẩm văn học có thể chuyển thể và hình thức sân khấu hóa phù hợp với tác phẩm ấy.

2. Biên kịch: Đây là khâu khó nhất trong việc chuyển thể một tác phẩm văn học. Người soạn cần nghiên cứu, đọc kĩ và hiểu đúng nội dung, tư tưởng của tác phẩm được chuyển thể. Từ đó căn cứ vào nội dung và hình thức để chuyển thành một kịch bản văn học với các hình thức:

Soạn bài Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

3. Đạo diễn: Khi đã có kịch bản, để biểu diễn trên sân khấu cần thực hiện một số công việc của đạo diễn. Các công việc gồm:

Soạn bài Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

4. Biểu diễn: Kết quả của hoạt động biểu diễn phụ thuộc nhiều vào vai diễn. Diễn viên muốn diễn tốt, cần chuẩn bị và thực hành rèn luyện với một số lưu ý sau:

- Hiểu tác phẩm, nghiên cứu cách diễn xuất tác phẩm văn học đã sân khấu hoá; nắm được kịch bản, thuộc lời thoại, ca từ,...

- Biết hoá thân vào các nhân vật và biểu diễn tự nhiên, tương tác tốt với bạn diễn và người xem,...

- Biết trình diễn bằng hành động và ngôn ngữ sân khấu (tự tin, biết tương tác, thể hiện cảm xúc chân thực khi diễn xuất).

- Hiểu được tư tưởng của kịch bản và ý đồ của đạo diễn, biết sáng tạo khi thể hiện.

- Thực hành luyện tập nhiều, tuân thủ các chỉ dẫn của kịch bản và đạo diễn.

Câu hỏi 1 (trang 44, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học gồm những bước nào? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì?

Trả lời:

Quy trình sân khấu hóa tác phẩm văn học:

- Nghiên cứu các tác phẩm văn học, ưu tiên các tác phẩm có trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10; lựa chọn một (hoặc nhóm) tác phẩm văn học có thể chuyển thể và hình thức sân khấu hóa phù hợp với tác phẩm ấy.

- Biên kịch: Người soạn cần nghiên cứu, đọc kĩ và hiểu đúng nội dung, tư tưởng của tác phẩm được chuyển thể. Từ đó căn cứ vào nội dung và hình thức để chuyển thành một kịch bản văn học.

- Đạo diễn: Khi đã có kịch bản, để biểu diễn trên sân khấu cần thực hiện một số công việc của đạo diễn. Các công việc gồm: chuẩn bị; chỉ đạo luyện tập, biểu diễn; xem xét, rút kinh nghiệm.

- Biểu diễn: Kết quả của hoạt động biểu diễn phụ thuộc nhiều vào vai diễn. Diễn viên muốn diễn tốt, cần chuẩn bị và thực hành rèn luyện

Câu hỏi 2 (trang 44, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Phân biệt công việc của biên kịch và đạo diễn, nêu lên những điểm giống và khác nhau của hai công việc này.

Trả lời:

 

Biên kịch

Đạo diễn

Giống nhau

Cần nghiên cứu, đọc kĩ và hiểu đúng nội dung, tư tưởng của tác phẩm được chuyển thể.

Khác nhau

- Biên soạn hoạt cảnh ngắn.

- Biên soạn tiểu phẩm.

- Phân vai, phân cảnh, chỉ dẫn.

" Chỉ đạo nội dung (chủ yểu).

- Chuẩn bị.

- Chỉ đạo luyện tập, biểu diễn.

- Xem xét, rút kinh nghiệm.

" Chỉ đạo diễn xuất (chủ yểu).

Câu hỏi 3 (trang 44, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Để biểu diễn tốt trên sân khấu tác phẩm văn học đã chuyển thể, theo em, người biểu diễn cần chú ý những gì?

Trả lời:

Để biểu diễn tốt trên sân khấu tác phẩm văn học đã chuyển thể, theo em, người biểu diễn cần chú ý:

- Hiểu tác phẩm, nghiên cứu cách diễn xuất tác phẩm văn học đã sân khấu hoá; nắm được kịch bản, thuộc lời thoại, ca từ,...

- Biết hoá thân vào các nhân vật và biểu diễn tự nhiên, tương tác tốt với bạn diễn và người xem,…

- Biết trình diễn bằng hành động và ngôn ngữ sân khấu (tự tin, biết tương tác, thể hiện cảm xúc chân thực khi diễn xuất).

- Hiểu được tư tưởng của kịch bản và ý đồ của đạo diễn, biết sáng tạo khi thể hiện.

- Thực hành luyện tập nhiều, tuân thủ các chỉ dẫn của kịch bản và đạo diễn.

Đánh giá

0

0 đánh giá