Hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: Trường hợp a) Bố mẹ thường xuyên vắng nhà

1.2 K

Với giải Bài 2 trang 26 vở thực hành Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 2 trang 26 vở thực hành GDCD 7: Hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp a) Bố mẹ thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn. Do thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình nên C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường dành khiến bạn đó bị thương. Sau đó, C đã bị nhà trường kỉ luật.

Trường hợp b) Q và bạn nữ đừng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. Sau đó, Q và N phải chịu kỉ luật của nhà trường.

Trường hợp c) Do xảy ra mâu thuẫn trên mạng xã hội nên H bị một số bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu. Sự việc kéo dài khiến H cảm thấy rất tự ti và ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Thấy con gái có những dấu hiệu bất thường về tâm lí, bố mẹ đã đưa H tới gặp bác sĩ tâm lí để được hỗ trợ. Qua tìm hiểu và đánh giá, bác sĩ phát hiện H có dấu hiệu bị trầm cảm, khủng hoảng tâm lý, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

- Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?

- Hãy nêu nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: 

- Biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp: 

+ Đánh nhau, nói xấu (trường hợp 1); 

+ Đánh nhau (trường hợp 2); 

+ Cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu (trường hợp 3).

- Biểu hiện khác của bạo lực học đường: ngược đãi, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, lan truyền những thông tin sai sự thật về người khác

Yêu cầu số 2:

- Nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp: 

+ Do bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không quan tâm dạy dỗ C (trường hợp 1); 

+ Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi (trường hợp 2); 

+ Do tâm lý tiêu cực khi nảy sinh mâu thuẫn trên mạng xã hội (trường hợp 3).

- Nguyên nhân khác dẫn đến bạo lực học đường:

+ Do sự thiếu hiểu biết về đạo đức nhân cách, pháp luật, kĩ năng sống.

+ Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, xã hội không lành mạnh bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội...);

+ Do thiếu sự quan tâm từ gia đình, nhà trường

+ Do phương pháp giáo dục sai của gia đình, thầy cô,...

Đánh giá

0

0 đánh giá