20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 28 (Chân trời sáng tạo 2024): Thực hành: Lên men

3.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 28: Thực hành: Lên men sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 28: Thực hành: Lên men. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 28: Thực hành: Lên men

Câu 1: Để muối chua rau cải ta cần bao nhiêu nguyên liệu sau đây?

(1) Rau cải

(2) Muối

(3) Nước

(4) Rượu trắng

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Nguyên liệu để muối chua rau cải: (1), (2), (3).

Câu 2: Khi muối dưa chua, việc cho nguyên liệu đã xử lí vào dung dịch nước muối 5 – 6 % nhằm mục đích để

A. tạo vị mặn cho dưa.

B. giúp dưa nhanh chua hơn.

C. ức chế các vi sinh vật gây thối.

D. kích thích quá trình lên men.

Đáp án đúng là: C

Khi muối dưa chua, việc cho nguyên liệu đã xử lí vào dung dịch nước muối 5 – 6 % (môi trường ưu trương) nhằm mục đích để ức chế các vi sinh vật gây thối trong giai đoạn đầu khi acid lactic chưa được tạo thành.

Câu 3: Khi muối dưa chua, cần nén chặt để dưa cải không nổi lên mặt nước nhằm

A. tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển.

B. tạo điều kiện thoáng khí cho vi khuẩn lactic phát triển.

C. tạo điều kiện để dưa cải thành phẩm có độ mặn đồng đều.

D. tạo điều kiện để dưa cải thành phẩm có độ giòn hơn.

Đáp án đúng là: C

Khi muối dưa chua, cần nén chặt để dưa cải không nổi lên mặt nước nhằm tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn lên men thối.

Câu 4: Dưa muối thành phẩm đạt yêu cầu không có biểu hiện nào sau đây?

A. Có vị chua, giòn.

B. Có mùi thơm.

C. Có nhiều bọt khí.

D. Có màu vàng.

Đáp án đúng là: C

Dưa thành phẩm có vị chua, giòn; có mùi thơm đặc trưng và có màu vàng đặc trưng.

Câu 5: Thực chất của quá trình lên men trái cây là

A. quá trình lên men rượu.

B. quá trình lên men giấm.

C. quá trình lên men lactic.

D. quá trình tổng hợp đường.

Đáp án đúng là: A

Quá trình lên men trái cây thực chất là quá trình lên men rượu.

Câu 6: Vi sinh vật thực hiện quá trình lên men sữa chua là

A. Lactococcus lactis.

B. Aspergillus oryzae.

C. Bacillus thuringiensis.

D. Saccharomyces cerevisiae.

Đáp án đúng là: A

Vi sinh vật thực hiện quá trình lên men sữa chua là Lactococcus lactis – một loại vi khuẩn Gram dương lên men đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa thành acid lactic.

Câu 7: Trong quy trình làm sữa chua, việc cho một hộp sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp nguyên liệu nhằm mục đích

A. giảm nhiệt độ môi trường lên men.

B. tăng nhiệt độ môi trường lên men.

C. cung cấp giống vi khuẩn lên men.

D. tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Đáp án đúng là: C

Trong quy trình làm sữa chua, việc cho một hộp sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp nguyên liệu nhằm mục đích cung cấp giống vi khuẩn lên men ban đầu.

Câu 8: Tại sao phải để nguội hỗn hợp sữa nguyên liệu (khoảng 40 oC) trước khi cho hộp sữa chua làm men giống vào?

A. Vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến vi khuẩn lactic giống bị chết.

B. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm độ pH của nguyên liệu.

C. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm vi khuẩn lactic giống bị đột biến.

D. Vì nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của nguyên liệu.

Đáp án đúng là: A

Nhiệt độ quá cao sẽ khiến vi khuẩn lactic giống bị chếtdẫn đến quá trình lên men sữa chua thất bại.

Câu 9: Những biểu hiện nào sau đây chứng tỏ kết quả làm sữa chua đã thành công?

(1) Có trạng thái đông tụ

(2) Có màu trắng sữa

(3) Có vị chua nhẹ

(4) Có trạng thái tách nước nhẹ

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Đáp án đúng là: A

Sữa chua thành phẩm có màu trắng sữa, mịn, sệt, có mùi thơm của sữa và vị chua nhẹ.

Câu 10: Cần bảo quản sữa chua thành phẩm trong ngăn mát tủ lạnh (2 – 8 oC) nhằm

A. ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic để tránh sự lên men quá mức.

B. tăng cường sự phát triển của vi khuẩn lactic để ức chế vi khuẩn có hại.

C. hạ thấp nhiệt độ của sữa chua thành phẩm để tăng độ thơm ngon.

D. hạ thấp nhiệt độ của sữa chua thành phẩm để tăng độ đông tụ.

Đáp án đúng là: D

Cần bảo quản sữa chua thành phẩm trong ngăn mát tủ lạnh (2 – 8 oC) nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic để tránh sự lên men quá mức, kéo dài được thời gian bảo quản.

Câu 11: Trong quá trình lên men trái cây, không nên đậy nắp quá kín nhằm

A. tạo điều kiện để cho khí CO2 tạo ra được thoát ra ngoài.

B. tạo điều kiện để cho khí O2 tạo ra được thoát ra ngoài.

C. tạo điều kiện để cho khí N2 tạo ra được thoát ra ngoài.

D. tạo điều kiện để cho khí H2 tạo ra được thoát ra ngoài.

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình lên men trái cây, không nên đậy nắp quá kín mà cần đậy bằng vải màn vì khi lên men sẽ tiết ra nhiều CO2, thời gian này là lên men rộ.

Câu 12: Để sản xuất bánh mì thủ công cần bao nhiêu nguyên liệu trong các nguyên liệu sau đây?

(1) Bột mì

(2) Muối

(3) Vitamin C

(4) Bơ thực vật

(5) Men

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: D

Nguyên liệu để sản xuất bánh mì thủ công là: bột mì, muối, vitamin C, bơ thực vật, men.

Câu 13: Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình

A. lên men lactic.

B. lên men rượu.

C. lên men acetic.

D. lên men propionic.

Đáp án đúng là: B

Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình lên men rượu. Khi thêm nấm men vào hỗn hợp bột và nước, nấm men phân giải tinh bột và giải phóng CO2.

Câu 14: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất bánh mì?

A. Lactococcus lactis.

B. Aspergillus oryzae.

C. Bacillus thuringiensis.

D. Saccharomyces cerevisiae.

Đáp án đúng là: D

Nấm men được lựa chọn sử dụng để sản xuất bánh mì chính là loại nấm men Saccharomyces cerevisiae.

Câu 15: Khi làm bánh mì, ở bước nhào bột, không để men tiếp xúc trực tiếp với muối vì

A. muối sẽ làm cho men bị vón cục.

B. muối sẽ làm cho men bị đột biến.

C. muối sẽ làm cho men bị chết hỏng.

D. muối sẽ làm cho men hoạt động quá mạnh.

Đáp án đúng là: C

Men hoạt động càng chậm thì mùi vị của bánh càng ngon, cho nên rất cần có muối để kìm hãm sự hoạt động của men. Tuy nhiên, vì muối có thể làm chết men nên khi trộn nguyên liệu tránh để men tiếp xúc trực tiếp với muối.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 28: Thực hành: Lên men

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29: Virus

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virus gây bệnh

Đánh giá

0

0 đánh giá