SBT Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp | Giải SBT Địa lí lớp 12

2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 2 trang 88 SBT Địa lí 12: Điểm công nghiệp ở nước ta

A. thường hình thành ở các tỉnh miền núi.

B. là một hình thức tổ chức lãnh thổ mới được hình thành.

C. do Chính phủ thành lập.

D. có các ngành chuyên môn hóa.

Trả lời: 

Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên.

Chọn A.

Câu 3 trang 88 SBT Địa lí 12: Một trong những đặc điểm của khu công nghiệp ở nước ta là

A. gắn liền với đô thị vừa và lớn.

B. bao gồm nhiều tỉnh và thành phố.

C. không có dân cư sinh sống.

D. có nhiều ngành chuyên môn hóa.

Trả lời: 

Khu công nghiệp ở nước ta thường phân bố ở nơi không có dân cư sinh sống.

Chọn C.

Câu 4 trang 88 SBT Địa lí 12: Các khu công nghiệp của nước ta có đặc điểm phân bố là

A. tập trung ở các tỉnh phía Bắc.

B. không đều theo lãnh thổ.

C. tập trung ở vùng miền núi.

D. đồng đều trên các vùng lãnh thổ.

Trả lời:

Các khu công nghiệp của nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.

Chọn B.

Câu 5 trang 88 SBT Địa lí 12: Đặc điểm cơ bản của trung tâm công nghiệp là

A. gắn liền với đô thị vừa và lớn.

B. hình thức tổ chức lãnh thổ ở trình độ cao nhất.

C. không có dân cư sinh sống.

D. phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu.

Trả lời: 

Các trung tâm công nghiệp thường gắn liền với đô thị vừa và lớn.

Chọn A.

Câu 6 trang 89 SBT Địa lí 12: Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm có ý nghĩa quốc gia, trung tâm có ý nghĩa vùng, trung tâm có ý nghĩa địa phương là dựa vào

A. vị trí địa lí của trung tâm công nghiệp.

B. tổng hợp các nhân tố.

C. giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp.

D. vai trò của trung tâm công nghiệp.

Trả lời:

Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm có ý nghĩa quốc gia, trung tâm có ý nghĩa vùng, trung tâm có ý nghĩa địa phương là dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ.

Chọn D.

Câu 7 trang 89 SBT Địa lí 12: Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình dựa vào

A. vị trí địa lí của trung tâm công nghiệp.

B. tổng hợp các nhân tố.

C. giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp.

D. vai trò của trung tâm công nghiệp.

Trả lời: 

Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình dựa vào giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp để phân cấp quy mô.

Chọn C.

Câu 8 trang 89 SBT Địa lí 12: Giải thích tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung?

Trả lời:

- Nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm (phía Nam, miền Trung và phía Bắc).

- Có nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản tại chỗ phong phú.

- Nguồn lao động dồi dào có chất lượng cao; người dân sớm tiếp cận với kinh tế thị trường, nên thích ứng nhanh chóng trong quá trình đổi mới.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ công nghiệp khá tốt.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

- Là nơi thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

- Chính sách ưu đãi trong phát triển khu công nghiệp.

Câu 9 trang 89 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào bản đồ "Công nghiệp chung" trong SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:

a) Kể tên 5 trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình và 5 trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ của nước  ta.

- Các trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình.

- Các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ.

b) Kể tên 5 trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.

c) Hãy so sánh cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời: 

a) Kể tên trung tâm công nghiệp

- 5 trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đồng Nai.

- 5 trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang, Hưng Yên.

b) 5 trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm:

- Tp Hồ Chí Minh: Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Hà Nội: cơ khí, sản xuất ô tô, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt may, sản xuất giấy, xenlulo,điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen.

- Hải Phòng: cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu.

- Biên Hòa: Dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, chế biến nông sản.

- Vũng Tàu: Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng.

c) So sánh cơ cấu ngành của hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Tp Hồ CHí Minh

- Giống nhau:

+ Đều là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn(trên 120 nghìn tỉ đồng).

+ Có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

- Khác nhau: Tp Hồ Chí Minh có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn Hà Nội (có các ngành mà Hà Nội không có như luyện kim màu, nhiệt điển, đóng tàu).

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá