Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây? Là cán bộ lãnh đạo

861

Với giải Bài tập 3 trang 52 SBT Kinh tế Pháp Luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị

Bài tập 3 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?

- Trường hợp a. Là cán bộ lãnh đạo, ông A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách có ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.

- Trường hợp b. Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.

- Trường hợp c. Cán bộ xã B tìm cách đổ lỗi cho người dân khi bị cấp trên phát hiện sai phạm.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của ông A là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của một cán bộ nhà nước đối với nhân dân. Đồng thời, hành vi này cũng góp phần phát huy sự tham gia của nhân dân vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

- Trường hợp b. Hành vi của anh H rất đáng bị phê phán bởi anh H đã chối bỏ quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của bản thân, không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc phát triển địa phương nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

- Trường hợp c. Hành vi của cán bộ xã B là sai trái, đáng bị phê phán bởi hành vi này đã thể hiện sự vô trách nhiệm của cán bộ xã đối với hoạt động của Cơ quan và đối với nhân dân.

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu a) Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?...

Câu b) Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là...

Câu c) Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai?...

Câu d) Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?...

Câu e) Đảng Cộng sản Việt Nam là...

Bài tập 2 trang 51 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?...

Bài tập 4 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ...

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá