20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 17 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Pháp luật và đời sống

4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Pháp luật và đời sống. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Câu 1. Câu thơ “Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” nói về nội dung nào của pháp luật?

A. Khái niệm của pháp luật.

B. Đặc điểm của pháp luật.

C. Vai trò của pháp luật.

D. Quyền hạn của pháp luật.

Đáp án đúng là: C

Hai câu thơ Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền khẳng định vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội. Theo Người, “thần linh” ở đây không phải là một sức mạnh siêu nhân nào đó, mà là sức mạnh của pháp luật. Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật.

Câu 2. Pháp luật có đặc điểm gì sau đây?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Pháp luật có các đặc điểm sau:

+ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

+ Tính bắt buộc chung: Nhà nước ban hành pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí nghiêm minh.

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những văn bản pháp luật. Hình thức pháp lí của các văn bản pháp luật do luật định.

Câu 3. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính phổ cập.

C. Tính rộng rãi.

D. Tính nhân văn.

Đáp án đúng là: A

Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với tất cả mọi người.

Câu 4. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

A. Bằng chủ trương của Nhà nước.

B. Bằng quyền lực Nhà nước.

C. Bằng chính sách của Nhà nước.

D. Bằng uy tín của Nhà nước.

Đáp án đúng là: B

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Câu 5. Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A. tính hiện đại.

B. tính cơ bản.

C. tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. tính truyền thống.

Đáp án đúng là: C

Pháp luật có các đặc điểm sau:

+ Tính quy phạm phổ biến

+ Tính bắt buộc chung

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức

Câu 6. Vì sao pháp luật mang bản chất xã hội?

A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. do Nhà nước ban hành.

C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Đáp án đúng là: A

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, nó là hệ thống quy tắc ứng xử của con người, là phép đối nhân xử thế trong quan hệ giữa người với người trong đời sống hàng ngày.

Câu 7. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?

A. Giáo dục.

B. Thuyết phục.

C. Tuyên truyền.

D. Pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ: Nhà nước và công dân. Từ góc độ Nhà nước, pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước, phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế - xã hội, cơ sở cho việc hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Câu 8. Pháp luật có mấy vai trò chính đối với đời sống?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Vai trò của pháp luật đối với đời sống:

+ Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước nhằm ổn định trật tự, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội; đồng thời là cơ sở pháp lí cho hoạt động của Nhà nước.

+ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 9. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của pháp luật đối với đời sống?

A. Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

B. Phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Cơ sở pháp lí cho hoạt động của Nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của pháp luật đối với đời sống:

+ Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước nhằm ổn định trật tự, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội; đồng thời là cơ sở pháp lí cho hoạt động của Nhà nước.

+ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 10. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của pháp luật?

A. Có tính khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi.

B. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật.

C. Hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những văn bản pháp luật. 

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Pháp luật có các đặc điểm sau:

+ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

+ Tính bắt buộc chung: Nhà nước ban hành pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí nghiêm minh.

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những văn bản pháp luật. Hình thức pháp lí của các văn bản pháp luật do luật định.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

1. Khái niệm pháp luật

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Pháp luật và đời sống

2. Đặc điểm của pháp luật

- Pháp luật có các đặc điểm sau:

+ Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; được áp dụng nhiều lần, trong phạm vi hiệu lực mà nó tác động đến, với nhiều đối tượng.

+ Tính bắt buộc chung: Nhà nước ban hành pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Pháp luật và đời sống

+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự và các quy tắc xử sự đó được chứa đựng trong những văn bản pháp luật. Hình thức pháp lý của các văn bản pháp luật do luật định.

3. Vai trò của pháp luật trong đời sống

- Vai trò của pháp luật đối với đời sống:

+ Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước nhằm ổn định trật tự, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội; đồng thời là cơ sở pháp lý cho hoạt động của Nhà nước.

+ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình: Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo cơ sở pháp lí để thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá