20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 16 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Chính quyền địa phương

3.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 16: Chính quyền địa phương sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Chính quyền địa phương. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

Câu 1. Hội đồng nhân dân có mấy chức năng quan trọng?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có 2 chức năng quan trọng:

- Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương; xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện chức năng của Hội đồng nhân dân?

A. Tổ chức và giám sát thực hiện phong trào trồng cây xanh, đảm bảo mĩ quan đô thị.

B. Tổ chức, thành lập và rèn luyện đội dân quân tự vệ tại địa phương.

C. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ của Hội đồng nhân dân các cấp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chức năng của Hội đồng nhân dân là quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương. Thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thể hiện qua một số việc cụ thể như:

+ Tổ chức và giám sát thực hiện phong trào trồng cây xanh, đảm bảo mĩ quan đô thị.

+ Tổ chức, thành lập và rèn luyện đội dân quân tự vệ tại địa phương.

+ Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ của Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm những bộ phận nào sau đây?

A. Các đại biểu Hội đồng nhân dân.

B. Thường trực Hội đồng nhân dân.

C. Các Ban của Hội đồng nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm:

+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân

+ Thường trực Hội đồng nhân dân: gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

+ Các Ban của Hội đồng nhân dân: gồm các Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên

Câu 4. Thường trực Hội đồng nhân dân bao gồm những ai?

A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

B. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

C. Các Ủy viên.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Thường trực Hội đồng nhân dân: gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Câu 5. Hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân là gì?

A. Biểu quyết.

B. Kì họp.

C. Tuân theo các văn bản của Quốc hội.

D. Bỏ phiếu kín.

Đáp án đúng là: B

Mục 1 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019. Kì họp được coi là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất hai kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân họp công khai. 

Câu 6. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm hoạt động của Hội đồng nhân dân?

A. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

B. Họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì.

C. Quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thế bằng hình thức biểu quyết.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và họp chuyên để hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thế bằng hình thức biểu quyết.

Câu 7. Uỷ ban nhân dân gồm những ai?

A. Chủ tịch.

B. Phó Chủ tịch.

C. Các Uỷ viên và cơ quan chuyên môn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Uỷ ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên và cơ quan chuyên môn được tổ chức Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Câu 8. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm hoạt động của Uỷ ban nhân dân?

A. Hoạt động theo chế độ tập thể.

B. Họp thường kì mỗi tháng 1 lần.

C. Quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, họp thường kì mỗi tháng 1 lần và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết.

Câu 9. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của tổ dân phố trong hoạt động bầu cử?

A. Thông báo lại những vấn đề trong hoạt động bầu cử.

B. Giải đáp thắc mắc về hoạt động bầu cử của công dân.

C. Hướng dẫn công dân cách thức bỏ phiếu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của tổ dân phố trong hoạt động bầu cử:

+ Thông báo lại những vấn đề trong hoạt động bầu cử.

+ Giải đáp thắc mắc về hoạt động bầu cử của công dân.

+ Hướng dẫn công dân cách thức bỏ phiếu.

Câu 10. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Tập trung dân chủ.

B.  Phát huy vai trò tập thể.

C.  Đề cao trách nhiệm cá nhân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hoạt động của Ủy ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

1. Hội đồng nhân dân

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;

+ Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Cơ cấu của hội đồng nhân dân gồm

+ Các đại biểu Hội đồng nhân dân

+ Thường trực Hội đồng nhân dân

+ Các Ban của Hội đồng nhân dân.

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân

+ Hội đồng nhân dân àm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

+ Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất 2 kì và học chuyên để hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Chính quyền địa phương

+ Hội đồng nhân dẫn quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết.

2. Ủy ban nhân dân

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

- Cơ cấu của Ủy ban nhân dân gồm

+ Chủ tịch

+ Phó Chủ tịch và các Uỷ viên

+ Các cơ quan chuyên môn.

- Hoạt động của Ủy ban nhân dân

+ Uỷ ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

+ Uỷ ban nhân dân họp thường kì mỗi tháng 1 lần và học chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: Chính quyền địa phương

+ Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Đánh giá

0

0 đánh giá