SBT Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí tự nhiên | Giải SBT Hóa học lớp 9

1.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí tự nhiên chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 9 Bài 40: Dầu mỏ và khí tự nhiên

Bài 40.1 trang 50 SBT Hóa học 9: Dầu mỏ có đặc điểm :

A. Dễ tan trong nước.

B. Không tan trong nước và nổi lên mặt nước.

C. Không tan trong nước và chìm dưới nước.

D. Có nhiệt độ sôi là 220°C.

Lời giải:

Dầu mỏ có đặc điểm là không tan trong nước và nổi lên mặt nước

Đáp án B.

Bài 40.2 trang 50 SBT Hóa học 9: Thành phần chính của khí thiên nhiên là

A. Metan.

B. Metan và axetilen.

C. Etilen và axetilen.

D. Metan và Etilen.

Lời giải:

Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan

Đáp án A. 

Bài 40.3 trang 50 SBT Hóa học 9: Dựa vào sơ đồ chưng cất dầu mỏ (tr. 127 SGK), hãy so sánh nhiệt độ sôi, khả năng bay hơi, phân tử khối của các chất có trong xăng với các chất có trong dầu hoả và các chất có trong dầu nhờn.

Lời giải:

- Nhiệt độ sôi của các chất:

trong dầu nhờn > trong dầu hoả > trong xăng.

- Khả năng bay hơi của các chất :

trong xăng > trong dầu hoả > trong dầu nhờn.

- Phân tử khối của các chất:

trong dầu nhờn > trong dầu hoả > trong xăng.

Bài 40.4 trang 50 SBT Hóa học 9: Phản ứng crăckinh ở dạng tổng quát được viết như sau :

CnH2n+2crăckinhCaH2a+2+CbH2b

trong đó a + b = n

Dựa vào phản ứng tổng quát, hãy viết các phương trình hoá học sau :

C10H22crăckinhC6H12+?

C11H24crăckinhC5H12+?

C15H32crăckinhC6H14+?

Phương pháp giải:

Viết phương trình hóa học theo gợi ý.

Lời giải:

Các phản ứng crăckinh 

a) C10H22crăckinhC6H12+C4H10

b) C11H24crăckinhC5H12+C6H12

c) C15H32crăckinhC6H14+C9H18

Bài 40.5 trang 50 SBT Hóa học 9: Nêu biện pháp xử lí môi trường trong các trường hợp sau :

a) Tàu chở dầu gặp sự cố và dầu tràn ra biển.

b) Dầu mỏ ngấm vào cát ở ven biển.

Lời giải:

a) Dùng phao để ngăn chặn dầu không cho loang rộng, sau đó dùng bơm hút nước và dầu nổi trên bề mặt vào thiết bị dùng để tách dầu ra khỏi nước.

b) Xúc cát ngấm dầu đem rửa bằng nước. Khi đó, dầu nhẹ hơn nên nổi lên mặt nước và tách được dầu ra.

Bài 40.6 trang 50 SBT Hóa học 9: Em hãy kể một số tác hại của sự cố để dầu tràn ra biển.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải:

Một số tác hại khi dầu tràn ra biển :

- Làm ô nhiễm nguồn nước biển.

- Làm chết cá và các sinh vật sống trong nước biển.

- Làm chết các loài chim kiếm ăn trên mặt biển.

Bài 40.7 trang 50 SBT Hóa học 9: Khi crăckinh pentan có công thức C5H12 ở điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với H2 là 20.

Giả thiết khi crăckinh chỉ xảy ra phản ứng C5H12 ------> C2H6 + C3H6

Tính hiệu suất phản ứng crăckinh.

Phương pháp giải:

Tính toán theo phương trình hóa học, áp dụng tăng giảm số mol khí.

Lời giải:

Theo bài khi crăckinh 1 mol pentan sẽ thu được hỗn hợp A có khối lượng 72 gam và M¯A=20.2=40(gam/mol)

Vậy số mol khí trong A là : 72M¯A=7240=1,8

Theo phương trình hoá học cứ 1 mol C5H12 bị crăckinh sẽ tạo ra 2 mol khí.

Vậy số mol pentan bị crăckinh là :

1,8 - 1 = 0,8 (mol)

→ Hiệu suất của quá trinh crăckinh là : 0,81×100%=80% 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá